Malaysia lên kế hoạch tổ chức diễn tập quy mô lớn trên nhằm thể hiện sức mạnh quân sự nhằm đối phó lại những thách thức an ninh mới nổi trong khu vực Đông Nam Á.
Từ ngày 15 – 21/07/2011, tại vùng biển kéo dài từ căn cứ Hải quân Kota Kinabalu đến quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân Malaysia sẽ tổ chức một cuộc diễn tập tổng hợp quy mô lớn mang tên “OSTEX-2011”.
Đây là cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến giữa các Vùng hải quân có qui mô lớn nhất từ trước tới nay, do Bộ Tư lệnh Hạm đội Tác chiến Malaysia tổ chức chỉ đạo.
Tàu ngầm lớp Scorpene KD Tunku Abdul Rahman của Hải quân Malaysia. |
Mục đích diễn tập nhằm nâng cao khả năng phối hợp hiệp đồng tác chiến trên biển giữa lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm với máy bay, phô trương lực lượng và răn đe các hành động gây hấn trong khu vực.
Lực lượng tham gia gồm khoảng trên 1.000 quân với các đơn vị tác chiến gồm 1 Đại đội tác chiến đặc biệt, 1 Đại đội lặn,1 Đại đội yểm trợ mặt nước. Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự tham gia của 11 tàu chiến các loại gồm 2 tàu ngầm lớp Scorpene KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Razak, 5 tàu tuần dương KD Selangor, KD Kelantan, KD Terengganu, KD Perak, KD Pahang, 1 Khinh hạm KD Lekiu, 1 Tàu hộ tống KD Lekir, 2 tàu quét lôi KD Mahamiru và KD Ledang và 3 trực thăng trong đó có 2 chiếc Super Lynx và 1 Fennec.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của các máy bay không quân như F-5E/F, máy bay tuần tra CN-235, máy bay do thám biển Beech craft, trực thăng Nuri.
Địa điểm diễn tập được xác định tại khu vực các đảo mà Malaysia đang chiếm đóng ở Trường Sa, căn cứ Hải quân Kota Kinabalu/bang Sabah và khu vực Biển Đông vùng biển kéo dài từ căn cứ Hải quân Kota Kinabalu đến quần đảo Trường Sa.
Nội dung diễn tập gồm thiết lập đội hình tuần tra trên biển, phối hợp tác chiến giữa tàu chiến với máy bay, cất hạ cánh máy bay trực thăng trên boong tàu, phối hợp hiệp đồng thông tin liên lạc giữa các tàu với máy bay và căn cứ trên khu vực đảo.
Bên cạnh đó còn có các bài tập về tác chiến chống ngầm, chống xâm nhập đường biển, chế áp xâm nhập trái phép của các tàu nước ngoài, phối hợp chi viện giữa tàu chiến với máy bay chiến đấu của không quân và thực hành bắn đạn thật.
Tham gia chỉ huy diễn tập có Tư lệnh Bộ tư lệnh Hạm đội tác chiến; các Tư lệnh hải quân Vùng 1, 2 và 3 của Malaysia.
Lực lượng tham gia gồm khoảng trên 1.000 quân với các đơn vị tác chiến gồm 1 Đại đội tác chiến đặc biệt, 1 Đại đội lặn,1 Đại đội yểm trợ mặt nước. Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự tham gia của 11 tàu chiến các loại gồm 2 tàu ngầm lớp Scorpene KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Razak, 5 tàu tuần dương KD Selangor, KD Kelantan, KD Terengganu, KD Perak, KD Pahang, 1 Khinh hạm KD Lekiu, 1 Tàu hộ tống KD Lekir, 2 tàu quét lôi KD Mahamiru và KD Ledang và 3 trực thăng trong đó có 2 chiếc Super Lynx và 1 Fennec.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của các máy bay không quân như F-5E/F, máy bay tuần tra CN-235, máy bay do thám biển Beech craft, trực thăng Nuri.
Địa điểm diễn tập được xác định tại khu vực các đảo mà Malaysia đang chiếm đóng ở Trường Sa, căn cứ Hải quân Kota Kinabalu/bang Sabah và khu vực Biển Đông vùng biển kéo dài từ căn cứ Hải quân Kota Kinabalu đến quần đảo Trường Sa.
Nội dung diễn tập gồm thiết lập đội hình tuần tra trên biển, phối hợp tác chiến giữa tàu chiến với máy bay, cất hạ cánh máy bay trực thăng trên boong tàu, phối hợp hiệp đồng thông tin liên lạc giữa các tàu với máy bay và căn cứ trên khu vực đảo.
Bên cạnh đó còn có các bài tập về tác chiến chống ngầm, chống xâm nhập đường biển, chế áp xâm nhập trái phép của các tàu nước ngoài, phối hợp chi viện giữa tàu chiến với máy bay chiến đấu của không quân và thực hành bắn đạn thật.
Tham gia chỉ huy diễn tập có Tư lệnh Bộ tư lệnh Hạm đội tác chiến; các Tư lệnh hải quân Vùng 1, 2 và 3 của Malaysia.
0 nhận xét