Lợi ích biển của TQ: Sự tác động với Đông Nam Á

Trung Quốc lần đầu tiên đã đưa một chương về phát triển hàng hải vào Kế hoạch phát triển 5 năm. Sự nhấn mạnh về kinh tế hàng hải kiểu này bộc lộ cả những thách thức và cơ hội.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc, đưa ra tháng 3/2011, lần đầu tiên đã gồm những đường lối phát triển hàng hải trong riêng một chương. Kế hoạch này nhấn mạnh một cấu trúc công nghiệp hàng hải tối ưu bao gồm khai thác và sử dụng tài nguyên hàng hải hợp lý và khoa học; tăng cường phát triển hàng hải cũng như cải thiện các khả năng kiểm soát và quản lý.
Nhu cầu phát triển kinh tế biển khá phù hợp với các lợi ích hàng hải đang gia tăng của Trung Quốc. Trong giai đoạn Kế hoạch Năm năm lần thứ 11, kinh tế biển của nước này đã tăng 13,5%. Tuy nhiên, sự gia tăng này cũng không quá 10% GDP của cả nước. Trong những năm tới, chính phủ Trung Quốc sẽ chuyển dịch kinh tế đất nước theo mô hình "hướng biển" nhiều hơn.
Những tỉnh duyên hải đã tăng cường đầu tư vào các chương trình và ngành công nghiệp hàng hải để thúc đẩy kinh tế biển. Những tỉnh và thành phố tự trị ven biển của Trung Quốc - Liêu Ninh, Hà Bắc, Thiên Tân, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam - tất cả đều có những kế hoạch phát triển xa bờ của riêng mình.
Tuy nhiên, có nhiều thách thức nằm trong quá trình phát triển ấy. Nó bao gồm nhu cầu ngày càng gia tăng về tài nguyên và yêu cầu mở rộng vai trò cũng như kích cỡ của các cơ quan thực thi luật pháp hàng hải, kéo theo rủi ro đụng độ với các tàu nước ngoài.
Tăng cường tìm kiếm năng lượng
Trung Quốc phụ thuộc lớn vào năng lượng và các tài nguyên khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của họ. Nhằm đảm bảo sự ổn định về tài nguyên năng lượng, nước này đang tăng cường tìm kiếm những nguồn xa bờ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu nước ngoài. Các tập đoàn năng lượng quốc gia đã thúc đẩy nỗ lực thăm dò, khai thác dầu khí ở những vùng nước xa hơn và sâu hơn. Điển hình nhất, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này, đã khánh thành một giàn khoan dầu khí hiện đại nhất có tên CNOOC981 vào tháng 6/2011, có thể đảm bảo khoan dầu khí ở vùng nước sâu hơn 3.000 mét.
Cuộc tìm kiếm năng lượng và mua sắm những thiết bị công nghệ cao sẽ cho phép Trung Quốc khai thác dầu tại những khu vực có điều kiện địa chất khó khăn hơn và sâu hơn ở Biển Đông. Trong quá khứ, các hoạt động thăm dò năng lượng của Trung Quốc ở Biển Đông bị hạn chế ở những vùng nước nông hơn ngoài khơi đảo Hải Nam. Oriental Outlook, một tạp chí do Tân Hoa xã xuất bản, nhấn mạnh, rằng, mỗi năm khoảng 20 triệu tấn dầu và khí tự nhiên đã được Việt Nam, Philippines và Malaysia khai thác từ Biển Đông. Tạp chí cho rằng, điều này được coi là sự thất thoát dầu khí ra nước ngoài.
Kết hợp với áp lực do nhu cầu năng lượng nội địa ngày một lớn, người Trung Quốc cảm thấy gia tăng bất an về "sự phân chia" tài nguyên không đồng đều. Việc tăng cường tìm kiếm năng lượng giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cùng với những tranh chấp biên giới hàng hải sẽ làm khu vực bất ổn nếu tất cả các bên liên quan đi theo cách riêng của họ.
Mở rộng các cơ quan hành pháp
Khi nền kinh tế Trung Quốc hướng biển nhiều hơn thì vai trò của các cơ quan thực thi luật pháp hàng hải sẽ trở nên quan trọng hơn. Với ba triệu km vuông vùng biển xa bờ và 32.000 km bờ biển, các cơ quan hành pháp của Trung Quốc được yêu cầu mở rộng những nỗ lực của họ trong việc tuần tra các vùng biển và điều chỉnh những hoạt động hàng hải để duy trì trật tự hàng hải và bảo vệ phát triển kinh tế biển.
Kể từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng những cơ quan thực thi pháp luật hàng hải. Lực lượng hải giám (CMS) thuộc Cục Quản lý Đại dương nhà nước, đã đưa ra một chương trình xây dựng gồm 36 tàu kiểm tra và 54 tàu tốc độ cao. Dự kiến tới năm 2015 khi Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 hoàn tất, CMS sẽ có 16 máy bay và 350 tàu tuần tra. Vào năm 2020, số thành viên của lực lượng này sẽ tăng từ 9.000 - 15.000 người.
Ngoài CMS, các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải Trung Quốc còn có: Tuần duyên, một lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban An toàn hàng hải phụ trách công tác tìm kiếm và cứu hộ ven biển; Cảnh sát ngư chính giám sát hoạt động đánh bắt cá; Cảnh sát hải quan ngăn chặn buôn lậu. Mỗi cơ quan trực thuộc ban ngành khác nhau và đều dự kiến mở rộng để hoàn thành vai trò của họ một cách tốt hơn.
Xung đột nhiều hơn?
Những va chạm gần đây giữa Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông chủ yếu liên quan tới đụng độ giữa các tàu tuần tra Trung Quốc và tàu thăm dò dầu khí của các nước láng giềng. Sử dụng các tàu tuần tra thuộc những cơ quan thực thi pháp luật dân sự có thể là một thông điệp rằng, Trung Quốc không sẵn sàng phản ứng với những tranh chấp biên giới hàng hải bằng việc sử dụng lực lượng quân sự.
Khi môi trường an ninh trong những vùng biển phụ cận, đặc biệt ở Biển Đông và Hoa Đông, ngày một phức tạp hơn, rõ ràng là Trung Quốc ngày càng đối mặt với nhiều thách thức hơn trong thực thi pháp luật hàng hải. Các cuộc đụng độ giữa tàu tuần tra Trung Quốc với tàu của các bên tuyên bố chủ quyền khác gồm cả tàu thăm dò và tàu cá sẽ gia tăng.
Trung Quốc đang đối mặt với một số thách thức trên biển khi nhu cầu năng lượng gia tăng và sự thực thi luật pháp hàng hải lớn hơn trở nên vướng mắc cùng những tranh chấp chủ quyền lâu dài với các nước láng giềng. Tầng lớp quân sự ở Trung Quốc đang thúc giục một chiến lược hàng hải quốc gia rộng lớn hơn. Làm thế nào để những yếu tố này được tích hợp vào một chiến lược hàng hải lớn và những lợi ích biển có thể đạt được mà không đối đầu với các quốc gia trong khu vực là những câu hỏi khó mà các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang suy nghĩ.
Sự phối hợp lớn hơn giữa các cơ quan thực thi luật pháp hàng hải Trung Quốc và giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông có thể mở ra một con đường. Các quốc gia nên xem xét hợp tác chung được hỗ trợ bởi ý chí chính trị mạnh mẽ hơn để đảm bảo ổn định và an ninh cho tất cả. Các nước cũng nên cân nhắc thiết lập những đường dây nóng hàng hải để xây dựng lòng tin và chia sẻ thông tin tốt hơn.
* Yang Fang là một trong những nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng hải ở Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore.
Thụy Phương dịch từ Eurasia review
Nguồn: Tuần Việt Nam

Tags: , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia