Ngay từ đầu những năm 1970 , người Nga đã chế tạo được loại súng lục với hộp tiếp đạn tiêu chuẩn chứa đến 48 viên có tên VAG-73 Gerasimenko.
Súng lục là vũ khí trang bị cực kỳ cần thiết cho các lực lượng cảnh sát, vệ sĩ hay đặc nhiệm các nước với những ưu điểm như khối lượng nhẹ, gọn gàng dễ vận chuyển, cất giữ.
Tuy nhiên, ngoài việc có tầm bắn hạn chế, súng lục còn một nhược điểm nữa là chỉ mang được số đạn rất ít ỏi, khoảng từ 6 - 20 viên. Thậm chí, loại súng lục tự động Glock G18 với hộp tiếp đạn mở rộng, làm súng trở nên cồng kềnh hơn rất nhiều cũng chỉ chứa được đến 33 viên đạn.
Thế nhưng, ngay từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, người Nga đã chế tạo được loại súng lục với hộp tiếp đạn tiêu chuẩn chứa đến 48 viên đạn có tên VAG-73 Gerasimenko.
Súng lục VAG được thiết kế bởi kỹ sư hàng không Vladimir Alekseevich Gerasimenko (1910 - 1987) tại Kiev. Ông này đã thiết kế 2 biến thể cho loại súng lục này là VAG-72 với hộp tiếp đạn 24 viên và VAG-73 với hộp tiếp đạn 48 viên.
Tuy nhiên, ngoài việc có tầm bắn hạn chế, súng lục còn một nhược điểm nữa là chỉ mang được số đạn rất ít ỏi, khoảng từ 6 - 20 viên. Thậm chí, loại súng lục tự động Glock G18 với hộp tiếp đạn mở rộng, làm súng trở nên cồng kềnh hơn rất nhiều cũng chỉ chứa được đến 33 viên đạn.
Thế nhưng, ngay từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, người Nga đã chế tạo được loại súng lục với hộp tiếp đạn tiêu chuẩn chứa đến 48 viên đạn có tên VAG-73 Gerasimenko.
Súng lục VAG được thiết kế bởi kỹ sư hàng không Vladimir Alekseevich Gerasimenko (1910 - 1987) tại Kiev. Ông này đã thiết kế 2 biến thể cho loại súng lục này là VAG-72 với hộp tiếp đạn 24 viên và VAG-73 với hộp tiếp đạn 48 viên.
Súng lục bắn đạn không vỏ VAG-73 với hộp tiếp đạn 48 viên. |
Súng lục VAG-72 sử dụng đạn không vỏ với hộp tiếp đạn 24 viên. |
Nói về đạn không vỏ, không thể không nhắc tới dòng súng trường nổi tiếng HK-G11 của Đức. Tuy nhiên, về thiết kế đạn không vỏ của VAG-73 lại hoàn toàn khác so với HK-G11.
Nếu như với G11, tuy không có vỏ đạn nhưng thuốc phóng được ép thành khối bọc ngoài đầu đạn khiến kích cỡ viên đạn khó được giảm thiểu, làm cho năng lực chứa đạn không đáng kể. Dù bắn đạn cỡ 4,7 mm, hộp tiếp đạn của G11 cũng chỉ chứa được 50 viên.
Về phần súng lục VAG-73, thuốc đạn được nhồi vào lỗ khoan trực tiếp vào đuôi của đầu đạn khiến cho kích cỡ các viên đạn trong hộp tiếp đạn được giảm bớt, tăng số lượng đạn mà súng có thể mang theo.
Đạn của súng trường tấn công HK-G11 sử dụng thuốc đạn ép thành khối bao quanh đầu đạn. |
Đạn của VAG-73 lại chứa thuốc đạn vào một khoang ngay bên trong đầu đạn. |
Súng lục VAG-73 không có chốt an toàn và cũng không thể bắn theo chế độ phát một. Nó chỉ có một chốt điều chỉnh cho phép chỉnh giữa hai chế độ bắn liên thanh và bắn theo loạt ngắn.
Sau khi lắp đạn, súng có khối lượng 1,2 kg, kích thước 235 x 135 x 28 mm, tương đương một khẩu Colt SOCOM thường được lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ sử dụng.
Sau khi lắp đạn, súng có khối lượng 1,2 kg, kích thước 235 x 135 x 28 mm, tương đương một khẩu Colt SOCOM thường được lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ sử dụng.
Để đảm bảo độ chính xác khi bắn tự động, trong súng bố trí một cơ cấu hãm khí thuốc làm chậm búa khi nó di chuyển về vị trí sau cùng khiến súng giảm độ giật.
Một điều thú vị là hộp tiếp đạn của VAG-73 được chế tạo có hình dáng giống như hai hộp tiếp đạn song song. Đạn sẽ được đẩy lên nòng súng theo từng phần, hết phần nọ rồi mới đến phần kia.
Một điều thú vị là hộp tiếp đạn của VAG-73 được chế tạo có hình dáng giống như hai hộp tiếp đạn song song. Đạn sẽ được đẩy lên nòng súng theo từng phần, hết phần nọ rồi mới đến phần kia.
Một khẩu VAG-73 được tháo rời. Có thể thấy rõ ràng hộp tiếp đạn hai hàng đạn đặc biệt của khẩu súng. |
Cùng với việc quân đội Liên Xô không quan tâm đúng mức, các khó khăn kỹ thuật khiến cho VAG-73 chưa bao giờ được trang bị đại trà trong lực lượng an ninh hay quân đội Liên Xô.
Dù vậy, một phần trong những thiết kế của VAG-73 vẫn được quân đội Nga khai thác, như hộp tiếp đạn kép được sử dụng cho súng tiểu liên OTs-53.
0 nhận xét