‘Lời nguyền’ của ông Hải ‘lơ’
Trước khi sang Việt Nam, Lee Nguyễn là một cầu thủ khá nổi tiếng, anh từng có thời gian thi đấu cho CLB danh tiếng PSV Endhoven cũng như khoác áo ĐTQG Mỹ dự Copa America... Bởi thế mà sự hiện diện của ngôi sao này ở dải đất hình chữ S và đầu quân cho đội bóng HAGL được coi là sự kiện ‘hot’ nhất làng túc cầu Việt trong năm ấy.
Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó, một cầu thủ có bản lý lịch trích ngang hoành tráng như Lee Nguyễn, ắt giá trị về tài chính của anh ta cũng không hề ‘mềm’ và thực tế để ‘rước’ được Lee về, bầu Đức đã phải trải qua 3 bản hợp đồng, thứ nhất ký riêng với Lee Nguyễn theo thỏa thuận 3 năm cùng 10.000 USD/tháng, thứ hai là làm hợp đồng với một công ty môi giới hết 50.000 USD (quá trình đàm phán diễn ra ở Singapore và ký ở Đan Mạch) và cuối cùng là hợp đồng chuyển nhượng Lee Nguyễn từ CLB Rander FC (Đan Mạch), với mức phí không được tiết lộ vì việc ký kết này HAGL phải thông qua một đối tác khác.
Tất cả chừng ấy cũng đủ nói lên bầu Đức “kết” tiền vệ này như thế nào, nhưng rốt cuộc chỉ sau đúng một mùa giải, Lee Nguyễn đã phải xách vali ‘xuống núi’ và nói lời tạm biệt mảnh đất Tây Nguyên chỉ vì sự thiếu chuyên nghiệp trong cách hành xử của mình. Khi ấy, mọi sự chỉ trích của dư luận đều ‘chĩa’ thẳng về phía ngôi sao người Mỹ, người ta cho rằng cách cư xử thiếu chuyên nghiệp ấy thật không xứng với một cầu thủ từng tiếp cận với nhiều nền bóng đá tiến tiến trên thế giới như Lee và đáng ra điều tối kỵ đó không được phép xảy đến với anh. Thậm chí, thời điểm ấy khi mà Lee Nguyễn bị HAGL thẳng tay ‘trảm’ một cách không thương tiếc vì ‘bật’ lại HLV trưởng Kiatisak, một công thần của đội bóng phố Núi thời bấy giờ. Ông Lê Thụy Hải, một HLV đầy cá tính của bóng đá Việt Nam đã ‘phán’ rằng: “Trình độ của Lee Nguyễn chỉ có thể chơi bóng được ở Việt Nam thôi”. Đó là câu nói gây sốc nhưng ngẫm cho cùng thì nó đã đúng cho tới lúc này.
Lee Nguyễn có giải được ‘lời nguyền’?
Thất bại ở phố Núi Pleiku, Lee Nguyễn quyết định tìm cho mình bến đỗ mới ở B.Bình Dương, một đội bóng mạnh ở đấu trường V.League. Những tưởng về với đội bóng được mệnh danh là ‘Chelsea Việt Nam’, Lee sẽ như ‘cá gặp nước’ và thỏa sức vẫy vùng. Đội bóng vùng Đông Nam Bộ khác hẳn với HAGL về chất lượng cầu thủ, vì thế ngôi sao sinh năm 1986 sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa về chuyên môn khi thi đấu trên sân từ các ‘vệ tinh’ xung quanh.
Mặt khác, với việc sở hữu Lee Nguyễn cùng các ‘tinh binh’ như Vũ Phong, Anh Đức, Quang Thanh, Philani, Huỳnh Kesley,…, B.Bình Dương khi đó chẳng khác nào như ‘hổ mọc thêm cánh’ và luôn nhận được sự kiêng dè từ phía các đối thủ. Ngày ra mắt đội bóng mới (gặp Lam Sơn Thanh Hóa vòng 14 V.League 2010), Lee khiến bất cứ ai dù là khó tính nhất cũng phải dành tặng anh những lời tán dương nồng nhiệt sau màn trình diễn vô cùng ấn tượng giúp B.Bình Dương thắng đậm 5-2.
Đó là trận đấu ra mắt hoàn hảo của cầu thủ sinh ra tại bang Texas (Mỹ), sau gần 4 tháng rời phố Núi. Thậm chí, HLV trưởng B.Bình Dương khi ấy là ông Đặng Trần Chỉnh cũng phải thốt lên rằng: “Lee chơi quá hay, thể hiện đẳng cấp và cho thấy sẽ là cầu thủ quan trọng của đội bóng trong cuộc đua đến chức vô địch”.
Thế nhưng, những kỳ vọng mà BLĐ đội bóng đất Thủ đặt vào cựu tiền vệ HAGL này chỉ gói gọn trong một vài trận đấu mà anh tỏa sáng, còn lại là sự thất vọng tràn trề về một Lee Nguyễn luôn thiếu sự ổn định về phong độ cũng như ám ảnh bởi chấn thương liên miên. Và điều gì đến cũng phải đến, cuối tháng 5 vừa qua cả Lee và B. Bình Dương đều không muốn bị ràng buộc với nhau thêm nữa nên ‘đường ai nấy đi’ đã chính thức khép lại mối lương duyên giữa họ. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục thanh lý với đội chủ sân Gò Đậu, Lee Nguyễn đã dọn đồ trở về Mỹ để chữa trị dứt điểm chấn thương rạn xương bàn chân và nếu tiến triển tốt tiền vệ này sẽ có thể tập luyện trở lại vào đầu tháng 7 tới. Trong thời gian ở quê nhà, ngoài việc dưỡng thương, Lee cũng tích cực tìm và liên hệ cho mình bến đỗ mới nhưng kết quả chưa mấy khả quan. Mới đây, thông qua mối quan hệ với ông thầy cũ Hassan, người từng dẫn dắt anh tại Học viện bóng đá PSV Eindhoven (Hà Lan) trước đây, Lee sẽ có gần 1 tháng ăn ở, luyện tập cùng đội hình 2 của CLB Manchester United vào đầu tháng 10.
Chuyến sang Anh lần này chắc chắn sẽ không khác so với lần tiền vệ 25 tuổi đến Arsenal hồi năm 2009 và như thế dấu hỏi về đội bóng tương lai sau quãng thời gian tập ‘ké’ tại M.U kết thúc lại hiện hữu trước mắt Lee. VÌ thế ước muốn thi đấu ở châu Âu hoặc Nhật Bản để có thêm nhiều cơ hội vào ĐTQG Mỹ đang ngày càng trở nên tăm tối, bởi xét cho cùng với nền tảng thể lực của anh, việc trụ lại được ở môi trường bóng đá châu Âu là điều rất khó. Vậy nên, đấu trường V.League mà cụ thể là sự đánh tiếng của HAGL mới đây, chính là phương án tối ưu để ngôi sao mang trong mình dòng máu Việt chọn lựa.
Trước khi sang Việt Nam, Lee Nguyễn là một cầu thủ khá nổi tiếng, anh từng có thời gian thi đấu cho CLB danh tiếng PSV Endhoven cũng như khoác áo ĐTQG Mỹ dự Copa America... Bởi thế mà sự hiện diện của ngôi sao này ở dải đất hình chữ S và đầu quân cho đội bóng HAGL được coi là sự kiện ‘hot’ nhất làng túc cầu Việt trong năm ấy.
Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó, một cầu thủ có bản lý lịch trích ngang hoành tráng như Lee Nguyễn, ắt giá trị về tài chính của anh ta cũng không hề ‘mềm’ và thực tế để ‘rước’ được Lee về, bầu Đức đã phải trải qua 3 bản hợp đồng, thứ nhất ký riêng với Lee Nguyễn theo thỏa thuận 3 năm cùng 10.000 USD/tháng, thứ hai là làm hợp đồng với một công ty môi giới hết 50.000 USD (quá trình đàm phán diễn ra ở Singapore và ký ở Đan Mạch) và cuối cùng là hợp đồng chuyển nhượng Lee Nguyễn từ CLB Rander FC (Đan Mạch), với mức phí không được tiết lộ vì việc ký kết này HAGL phải thông qua một đối tác khác.
Có hay không một cuộc 'tái hôn' giữa HAGL và Lee Nguyễn? |
Tất cả chừng ấy cũng đủ nói lên bầu Đức “kết” tiền vệ này như thế nào, nhưng rốt cuộc chỉ sau đúng một mùa giải, Lee Nguyễn đã phải xách vali ‘xuống núi’ và nói lời tạm biệt mảnh đất Tây Nguyên chỉ vì sự thiếu chuyên nghiệp trong cách hành xử của mình. Khi ấy, mọi sự chỉ trích của dư luận đều ‘chĩa’ thẳng về phía ngôi sao người Mỹ, người ta cho rằng cách cư xử thiếu chuyên nghiệp ấy thật không xứng với một cầu thủ từng tiếp cận với nhiều nền bóng đá tiến tiến trên thế giới như Lee và đáng ra điều tối kỵ đó không được phép xảy đến với anh. Thậm chí, thời điểm ấy khi mà Lee Nguyễn bị HAGL thẳng tay ‘trảm’ một cách không thương tiếc vì ‘bật’ lại HLV trưởng Kiatisak, một công thần của đội bóng phố Núi thời bấy giờ. Ông Lê Thụy Hải, một HLV đầy cá tính của bóng đá Việt Nam đã ‘phán’ rằng: “Trình độ của Lee Nguyễn chỉ có thể chơi bóng được ở Việt Nam thôi”. Đó là câu nói gây sốc nhưng ngẫm cho cùng thì nó đã đúng cho tới lúc này.
Lee Nguyễn có giải được ‘lời nguyền’?
Thất bại ở phố Núi Pleiku, Lee Nguyễn quyết định tìm cho mình bến đỗ mới ở B.Bình Dương, một đội bóng mạnh ở đấu trường V.League. Những tưởng về với đội bóng được mệnh danh là ‘Chelsea Việt Nam’, Lee sẽ như ‘cá gặp nước’ và thỏa sức vẫy vùng. Đội bóng vùng Đông Nam Bộ khác hẳn với HAGL về chất lượng cầu thủ, vì thế ngôi sao sinh năm 1986 sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa về chuyên môn khi thi đấu trên sân từ các ‘vệ tinh’ xung quanh.
Mặt khác, với việc sở hữu Lee Nguyễn cùng các ‘tinh binh’ như Vũ Phong, Anh Đức, Quang Thanh, Philani, Huỳnh Kesley,…, B.Bình Dương khi đó chẳng khác nào như ‘hổ mọc thêm cánh’ và luôn nhận được sự kiêng dè từ phía các đối thủ. Ngày ra mắt đội bóng mới (gặp Lam Sơn Thanh Hóa vòng 14 V.League 2010), Lee khiến bất cứ ai dù là khó tính nhất cũng phải dành tặng anh những lời tán dương nồng nhiệt sau màn trình diễn vô cùng ấn tượng giúp B.Bình Dương thắng đậm 5-2.
Đấu trường V.League có lẽ phù hợp với tài năng của Lee Nguyễn. |
Đó là trận đấu ra mắt hoàn hảo của cầu thủ sinh ra tại bang Texas (Mỹ), sau gần 4 tháng rời phố Núi. Thậm chí, HLV trưởng B.Bình Dương khi ấy là ông Đặng Trần Chỉnh cũng phải thốt lên rằng: “Lee chơi quá hay, thể hiện đẳng cấp và cho thấy sẽ là cầu thủ quan trọng của đội bóng trong cuộc đua đến chức vô địch”.
Thế nhưng, những kỳ vọng mà BLĐ đội bóng đất Thủ đặt vào cựu tiền vệ HAGL này chỉ gói gọn trong một vài trận đấu mà anh tỏa sáng, còn lại là sự thất vọng tràn trề về một Lee Nguyễn luôn thiếu sự ổn định về phong độ cũng như ám ảnh bởi chấn thương liên miên. Và điều gì đến cũng phải đến, cuối tháng 5 vừa qua cả Lee và B. Bình Dương đều không muốn bị ràng buộc với nhau thêm nữa nên ‘đường ai nấy đi’ đã chính thức khép lại mối lương duyên giữa họ. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục thanh lý với đội chủ sân Gò Đậu, Lee Nguyễn đã dọn đồ trở về Mỹ để chữa trị dứt điểm chấn thương rạn xương bàn chân và nếu tiến triển tốt tiền vệ này sẽ có thể tập luyện trở lại vào đầu tháng 7 tới. Trong thời gian ở quê nhà, ngoài việc dưỡng thương, Lee cũng tích cực tìm và liên hệ cho mình bến đỗ mới nhưng kết quả chưa mấy khả quan. Mới đây, thông qua mối quan hệ với ông thầy cũ Hassan, người từng dẫn dắt anh tại Học viện bóng đá PSV Eindhoven (Hà Lan) trước đây, Lee sẽ có gần 1 tháng ăn ở, luyện tập cùng đội hình 2 của CLB Manchester United vào đầu tháng 10.
Lee Nguyễn có thoát khỏi 'lời nguyền' này? |
Chuyến sang Anh lần này chắc chắn sẽ không khác so với lần tiền vệ 25 tuổi đến Arsenal hồi năm 2009 và như thế dấu hỏi về đội bóng tương lai sau quãng thời gian tập ‘ké’ tại M.U kết thúc lại hiện hữu trước mắt Lee. VÌ thế ước muốn thi đấu ở châu Âu hoặc Nhật Bản để có thêm nhiều cơ hội vào ĐTQG Mỹ đang ngày càng trở nên tăm tối, bởi xét cho cùng với nền tảng thể lực của anh, việc trụ lại được ở môi trường bóng đá châu Âu là điều rất khó. Vậy nên, đấu trường V.League mà cụ thể là sự đánh tiếng của HAGL mới đây, chính là phương án tối ưu để ngôi sao mang trong mình dòng máu Việt chọn lựa.
0 nhận xét