Hiện nay tại các nước có tiềm lực quân sự phát triển, các loại pháo phòng không cỡ nòng lớn hơn 30 mm hầu như không được phát triển nữa.
Tuy nhiên mới đây, Thales cho biết sắp cho ra lò hệ thống pháo phòng không - tên lửa tự hành kết hợp sử dụng pháo 40 mm.
Trên chiến trường hiện đại, nhiệm vụ phòng không tầm ngắn, thậm chí là tầm cực ngắn đã được giao cho các hệ thống tên lửa như ADATS (Thụy Sĩ), Crotale (Pháp) hay Iron Dome của Israel.
Thế nhưng, với sự xuất hiện của các UAV giá rẻ, có uy lực và tầm tác chiến không kém các máy bay trực thăng tấn công đắt tiền thì việc mang pháo phòng không trở lại là một hướng tác chiến hiệu quả.
Hệ thống phòng không mới do Thales phát triển có tên GMS (Gun Missile System) sử dụng pháo CTAS 40 mm do Nexter cung cấp cùng 6 tên lửa Starstreak do chính công ty này sản xuất.
Trên chiến trường hiện đại, nhiệm vụ phòng không tầm ngắn, thậm chí là tầm cực ngắn đã được giao cho các hệ thống tên lửa như ADATS (Thụy Sĩ), Crotale (Pháp) hay Iron Dome của Israel.
Thế nhưng, với sự xuất hiện của các UAV giá rẻ, có uy lực và tầm tác chiến không kém các máy bay trực thăng tấn công đắt tiền thì việc mang pháo phòng không trở lại là một hướng tác chiến hiệu quả.
Hệ thống phòng không mới do Thales phát triển có tên GMS (Gun Missile System) sử dụng pháo CTAS 40 mm do Nexter cung cấp cùng 6 tên lửa Starstreak do chính công ty này sản xuất.
Thiết kế pháo phòng không tự hành cỡ nòng lớn kết hợp tên lửa là giải pháp rẻ tiền chống lại các UAV đang ngày một phổ biến trên chiến trường. Ảnh minh họa |
Pháo 40 mm của GMS có tốc độ bắn tối đa 200 phát/phút và có thể tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly 4.000m, mục tiêu thiết giáp ở cự ly 2.500m.
Loại pháo này cũng có thể sử dụng rất nhiều loại đạn, từ đạn SABOT chống thiết giáp, đạn nổ mảnh phòng không cho đến đạn nổ định tầm để tấn công bộ binh địch sau vật cản.
Để đối phó với mục tiêu bay, GMS còn có thể sử dụng tên lửa Starstreak, có tầm bắn từ 300-7.000m và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao 4.500m. Với vận tốc lên đến 1.190 m/giây, Starstreak có thể tấn công cả các UAV bay ở tốc độ cao hay tên lửa hành trình.
Để phát hiện mục tiêu và dẫn đường tên lửa, GMS sử dụng radar SHIKRA-60, loại băng sóng E/F có tầm phát hiện mục tiêu xa đến 80 km và độ cao 15 km. Tất cả các hệ thống vũ khí và radar sẽ được đặt trên cùng một thân xe để đảm bảo tính cơ động của hệ thống.
Loại pháo này cũng có thể sử dụng rất nhiều loại đạn, từ đạn SABOT chống thiết giáp, đạn nổ mảnh phòng không cho đến đạn nổ định tầm để tấn công bộ binh địch sau vật cản.
Để đối phó với mục tiêu bay, GMS còn có thể sử dụng tên lửa Starstreak, có tầm bắn từ 300-7.000m và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao 4.500m. Với vận tốc lên đến 1.190 m/giây, Starstreak có thể tấn công cả các UAV bay ở tốc độ cao hay tên lửa hành trình.
Để phát hiện mục tiêu và dẫn đường tên lửa, GMS sử dụng radar SHIKRA-60, loại băng sóng E/F có tầm phát hiện mục tiêu xa đến 80 km và độ cao 15 km. Tất cả các hệ thống vũ khí và radar sẽ được đặt trên cùng một thân xe để đảm bảo tính cơ động của hệ thống.
Tên lửa Starstreak có kết cấu 2 tầng phóng - đẩy tương tự các tên lửa trong hệ thống Tunguska hay Pantsir S1 của Nga. |
Theo người phát ngôn của Thales, GMS ra đời để đối phó với sự đe dọa từ lực lượng UAV hùng hậu và ngày một gia tăng trên thế giới.
Trong thập kỷ tới, Thales dự tính mỗi năm sẽ có 3.000 UAV được bán ra trên thị trường, do đó việc sử dụng những loại tên lửa phòng không đắt tiền để bắn UAV sẽ rất lãng phí.
Hơn nữa, nhờ giá thành khá rẻ, GMS có thể được trang bị với số lượng lớn, sẵn sàng đối phó với số đông UAV tấn công.
Trong thập kỷ tới, Thales dự tính mỗi năm sẽ có 3.000 UAV được bán ra trên thị trường, do đó việc sử dụng những loại tên lửa phòng không đắt tiền để bắn UAV sẽ rất lãng phí.
Hơn nữa, nhờ giá thành khá rẻ, GMS có thể được trang bị với số lượng lớn, sẵn sàng đối phó với số đông UAV tấn công.
0 nhận xét