Để chuẩn bị mở đường biển vận chuyển vũ khí tiếp tế cho miền Nam, năm 1961, Trung ương Đảng chỉ thị cho các tỉnh Nam bộ chuẩn bị bến bãi và đưa tàu ra miền Bắc vừa thăm dò, mở đường vận chuyển trên biển, vừa chuyển vũ khí về Nam, nếu có điều kiện.
Nhận được chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy Bến Tre, quê hương phong trào Đồng Khởi, đã giao cho Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Khước (Năm Chung, Mười Khước) và chị Nguyễn Thị Định, người đã vượt biển ra Bắc xin vũ khí từ năm 1946, lo tổ chức chuyến đi. Trong thời gian ngắn, Bến Tre tổ chức được hai đội tàu.
Đội tàu thứ nhất do anh Sáu Giáo (tức Đặng Bá Tiên) làm đội trưởng; anh Nguyễn Văn Kiệm (Năm Tiến) làm Bí thư chi bộ và các thành viên: Huỳnh Văn Mai (Nguyễn Văn Giới, Mai Đen), Đặng Văn Bê (Hai Thọ), Lê Văn Nhung (Hai Hùng) và Nguyễn Văn Đức (Sáu Đức).
Đội tàu thứ hai do anh Lê Công Cẩn (Năm Công) phụ trách và các thủy thủ: Nguyễn Văn Hớn (Năm Thanh), Nguyễn Văn Hải (Huỳnh Phước Hải, Sáu Hải), Văn Công Cưỡng, Bùi Văn Ấn (Năm Thăng), Nguyễn Văn Luông (Hai Sơn), Huỳnh Văn Tiến (Huỳnh Văn Mười, Mười Tiến).
Đội tàu thứ nhất do anh Sáu Giáo (tức Đặng Bá Tiên) làm đội trưởng; anh Nguyễn Văn Kiệm (Năm Tiến) làm Bí thư chi bộ và các thành viên: Huỳnh Văn Mai (Nguyễn Văn Giới, Mai Đen), Đặng Văn Bê (Hai Thọ), Lê Văn Nhung (Hai Hùng) và Nguyễn Văn Đức (Sáu Đức).
Đội tàu thứ hai do anh Lê Công Cẩn (Năm Công) phụ trách và các thủy thủ: Nguyễn Văn Hớn (Năm Thanh), Nguyễn Văn Hải (Huỳnh Phước Hải, Sáu Hải), Văn Công Cưỡng, Bùi Văn Ấn (Năm Thăng), Nguyễn Văn Luông (Hai Sơn), Huỳnh Văn Tiến (Huỳnh Văn Mười, Mười Tiến).
10 năm trước, tôi may mắn gặp được anh Đặng Bá Tiên, người phụ trách đội tàu thứ nhất của Bến Tre vượt biển ra Bắc năm 1961. Anh nhỏ người, sức khỏe không tốt lắm nhưng còn minh mẫn. Theo lời anh kể, anh sinh ra trong một gia đình Công giáo, bố làm trùm họ nhưng 18 tuổi, anh đã là đảng viên cộng sản. Năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh tham gia vận tải quân lương lên Điện Biên Phủ. Thời đó, Thanh Hóa nổi tiếng bởi những chiếc xe đạp thồ. Sau này, có người nói rằng, chúng ta thắng ở lòng chảo Tây Bắc, ấy là nhờ những chiếc xe đạp.
Sau Hiệp định Genève, nhiều người dân vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) quê anh, vào Nam. Hồi đó anh có tên trong danh sách đi du học nước ngoài nhưng rồi vì lý lịch xuất thân trong gia đình Công giáo của anh có lẽ đã gợi mở để những người làm công tác tổ chức đầy kinh nghiệm có quyết định khác.
Sau Hiệp định Genève, nhiều người dân vùng Nga Sơn (Thanh Hóa) quê anh, vào Nam. Hồi đó anh có tên trong danh sách đi du học nước ngoài nhưng rồi vì lý lịch xuất thân trong gia đình Công giáo của anh có lẽ đã gợi mở để những người làm công tác tổ chức đầy kinh nghiệm có quyết định khác.
Một buổi chiều, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Thuyền cho gọi anh lên. Tiếp anh còn có một số đồng chí cán bộ cao cấp của Bộ Công an. Anh được giao nhiệm vụ di cư vào Nam để tính kế lâu dài. Anh Ngô Thuyền nói: “Chú đừng sợ đơn độc, tổ chức luôn luôn bên cạnh”. Biết tổ chức luôn ở sát mình nhưng anh vẫn thấy có cái gì đó ngỡ ngàng, bối rối.
Vậy là đang làm một cán bộ chống cưỡng ép di cư, đang lớn tiếng hô hào bà con giáo dân đừng tin những lời dụ dỗ xằng bậy mà bỏ quê hương bản quán, phải đóng vai kẻ trở mặt. Anh lặng lẽ ra đi... Lúc đó anh đã có vợ, cũng là đảng viên. Tổ chức gợi ý, nếu cả hai vợ chồng cùng di cư là thuận nhất. Anh cũng nghĩ nên như vậy, ngặt nỗi, vào thời gian ấy, vợ anh đang mang bầu, nên anh đành đi một mình...
Từ Thanh Hóa, anh theo ô tô đi Hải Phòng. Từ Hải Phòng, mọi người xô nhau xuống tàu “há mồm” để ra tàu Mỹ đậu tít ngoài khơi. Sau 3 ngày thì đến Sài Gòn. Những người đón tiếp thông báo, ai có người thân khai báo để đoàn tụ; ai không có thì lên xe. Anh thuộc diện thân cô. Hôm sau, ô tô chở tới Châu Thành, Mỹ Tho. Tại đây, anh phát hiện ra điều bất lợi vì có nhiều người đến trước là dân Nga Sơn. Họ thừa biết anh từng giữ vai trò gì...
Biết khó ở lại Châu Thành, anh tìm cách sang Đồng Tâm. Nơi đây cũng đông giáo dân di cư nhưng toàn người Phát Diệm. Không một ai quen. Người Phát Diệm sống bằng nghề dệt chiếu. Anh là người Nga Sơn, làm chiếu gia truyền, nên hòa nhập rất nhanh. Chừng nửa năm sau, nghe đồn ở Bến Tre đang mộ người đắp đê, anh lại đi. Anh ở Bến Tre mấy năm liền, vừa kiếm sống, vừa hoạt động.
Lúc nhận nhiệm vụ ra Bắc, anh là thành viên của Đoàn Chủ tịch Mặt trận tỉnh. Chị Ba Định kêu anh lên hỏi: “Anh trở về Bắc được không?”. Anh đáp: “Nếu Đảng quyết, tôi chấp hành”. “Vậy anh chuẩn bị vượt biển ra ngoải nghe. Việc quan trọng đó...”.
Lúc nhận nhiệm vụ ra Bắc, anh là thành viên của Đoàn Chủ tịch Mặt trận tỉnh. Chị Ba Định kêu anh lên hỏi: “Anh trở về Bắc được không?”. Anh đáp: “Nếu Đảng quyết, tôi chấp hành”. “Vậy anh chuẩn bị vượt biển ra ngoải nghe. Việc quan trọng đó...”.
Nhận chỉ thị rồi, anh ra Long Hải, mua được chiếc thuyền cánh dơi của một giáo dân miền Bắc di cư. Về Sài Gòn, lắp thêm chiếc máy Yamaha 10 sức ngựa, rồi dong về Cồn Lợi. Anh Kiệm, anh Nhung, anh Hai Bê ra đón. Đó là đầu tháng 5-1961. Anh lên Ba Tri, nơi tỉnh ủy đóng để báo cáo. Bí thư Tỉnh ủy Mười Khước rất vui, hỏi: “Vậy mấy anh tính lúc nào lên đường?”. Anh đáp: “Đầu tháng 6 có gió Nam, đi vào dịp ấy thuận. Với nữa cũng cần có thời gian để anh em làm quen thuyền, thử thuyền và sắm lưới cụ”. Anh Mười nhất trí...
Cuối tháng 5, các anh sắm đủ một con tàu làm nghề đánh bắt cá. Tổ chức cũng đã lo xong giấy hành nghề và căn cước. Ngày 1-6-1961, Bí thư Tỉnh ủy Mười Khước đến giao nhiệm vụ và chia tay với đội tàu. Anh Mười dặn, phong trào cách mạng Bến Tre có phát triển hay không, phụ thuộc khá nhiều vào chuyến đi này. Mong rằng khi về, anh em chở thật nhiều vũ khí. Tỉnh ủy và nhân dân Bến Tre chờ đón từng ngày.
Cuối tháng 5, các anh sắm đủ một con tàu làm nghề đánh bắt cá. Tổ chức cũng đã lo xong giấy hành nghề và căn cước. Ngày 1-6-1961, Bí thư Tỉnh ủy Mười Khước đến giao nhiệm vụ và chia tay với đội tàu. Anh Mười dặn, phong trào cách mạng Bến Tre có phát triển hay không, phụ thuộc khá nhiều vào chuyến đi này. Mong rằng khi về, anh em chở thật nhiều vũ khí. Tỉnh ủy và nhân dân Bến Tre chờ đón từng ngày.
Anh Mười cũng dặn là phải tuyệt đối giữ bí mật, “sống để dạ, chết mang theo”. Mặc dù sau đó, tàu không có điều kiện trở lại Bến Tre, song sau lần vượt biển ra Bắc của anh và đồng đội, đã có 23 lượt của đoàn tàu Không số vượt biển, chở hàng ngàn tấn vũ khí vào quê hương Đồng Khởi. Đã mấy chục năm rồi nhưng kỷ niệm về chuyến vượt biển năm đó mãi không quên.
ĐÌNH KÍNH
SGGP
0 nhận xét