Từ nay cho đến năm 2016, các con tàu vũ trụ Soyuz của Nga sẽ độc quyền đưa người lên thám hiểm không gian
Chặng đường 30 năm nước Mỹ đưa người lên không gian đã kết thúc khi tàu Atlantis đáp xuống Trung tâm Vũ trụ Kennedy sáng 21-7, kết thúc sứ mệnh tàu con thoi cuối cùng. Kể từ thời điểm này, các con tàu vũ trụ của Nga là phương tiện duy nhất đưa các nhà du hành vũ trụ trên khắp thế giới lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Theo hãng tin Newsru, sớm nhất đến năm 2016, các phi hành gia thuộc các cơ quan không gian đối tác sẽ bay lên quỹ đạo trên các chuyến tàu Soyuz của Nga.
Người Nga độc quyền
Roscosmos khẳng định: “Câu trả lời thật đơn giản: Đó là nhờ tính đáng tin cậy và không đề cập lợi nhuận. Định nghĩa khái niệm “già nua” không phù hợp với thực tế ở đây. Tàu Soyuz thường xuyên được hiện đại hóa”. Bên cạnh đó, Roscosmos ra tuyên bố nhấn mạnh: “Kể từ hôm nay, kỷ nguyên Soyuz trong việc đưa người vào vũ trụ đã bắt đầu, một kỷ nguyên mang tính đáng tin cậy”.
Người Mỹ buồn vui lẫn lộn
Kỷ nguyên các tàu con thoi của NASA chấm dứt là một sự kiện buồn, vui lẫn lộn. Đối với ông Chris Ferguson – vị chỉ huy trong chuyến bay tàu con thoi cuối cùng của Mỹ - việc hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác Nga có nghĩa là bị mất độc lập. Ông thừa nhận: “Tôi cảm thấy không thoải mái đôi chút khi giờ đây chỉ có một cách duy nhất để vào vũ trụ”. Tuy vậy, ông không lo ngại chuyện phụ thuộc vào người Nga mà là vấn đề không có sự chọn lựa nào để vào vũ trụ.
Ông khẳng định: “Người Nga là những đối tác rất đáng tin cậy. Tôi không hề phân vân gì về việc phải dựa vào các đối tác bởi vì đó là điều họ ủng hộ - họ giúp anh khi anh cần thời gian để làm mới mình. Tôi rất tin cậy các đối tác của chúng tôi”.
Chuyên gia người Mỹ Sandy Magnus cho rằng cần phải lập một kế hoạch có thời hạn lâu dài. Ông nói: “Bay vào không gian là một hoạt động rất phức tạp. Nó cần những kế hoạch kéo dài không phải là 3-4 năm mà kéo dài hàng thập niên”.
Người Nga độc quyền
Cơ quan không gian của Nga Roscosmos công nhận rằng nhân loại thừa nhận vai trò của các con tàu vũ trụ của Mỹ trong việc thám hiểm không gian. Tuy nhiên, bây giờ người Mỹ phải phụ thuộc vào Nga để lên ISS. Cùng với việc các con tàu con thoi ngưng hoạt động sau 135 chuyến bay, cách duy nhất để Mỹ đưa người và các nguồn cung cấp lên vũ trụ là những chuyến tàu vũ trụ Soyuz của Nga.
Tàu Soyuz được phóng lên Trạm Không gian quốc tế hôm 8-6. Ảnh: AP
Khi chương trình tàu con thoi chấm dứt, Roscosmos giới thiệu ưu điểm của tàu Soyuz: Đáp theo phương thẳng đứng với sự trợ giúp của cánh dù sau khi rời khỏi quỹ đạo. Ngoài ra, Roscosmos đã bác bỏ mọi nghi ngại của dư luận nước ngoài đối với tàu vũ trụ Soyuz và lập luận: Vì sao những tàu con thoi tiện lợi và đẹp đẽ của Mỹ phải chấm dứt sứ mệnh chinh phục khoảng không vũ trụ, còn những con tàu Soyuz của Nga mà báo chí nước ngoài đánh giá là già nua vẫn còn hoạt động? Roscosmos khẳng định: “Câu trả lời thật đơn giản: Đó là nhờ tính đáng tin cậy và không đề cập lợi nhuận. Định nghĩa khái niệm “già nua” không phù hợp với thực tế ở đây. Tàu Soyuz thường xuyên được hiện đại hóa”. Bên cạnh đó, Roscosmos ra tuyên bố nhấn mạnh: “Kể từ hôm nay, kỷ nguyên Soyuz trong việc đưa người vào vũ trụ đã bắt đầu, một kỷ nguyên mang tính đáng tin cậy”.
Người Mỹ buồn vui lẫn lộn
Kỷ nguyên các tàu con thoi của NASA chấm dứt là một sự kiện buồn, vui lẫn lộn. Đối với ông Chris Ferguson – vị chỉ huy trong chuyến bay tàu con thoi cuối cùng của Mỹ - việc hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác Nga có nghĩa là bị mất độc lập. Ông thừa nhận: “Tôi cảm thấy không thoải mái đôi chút khi giờ đây chỉ có một cách duy nhất để vào vũ trụ”. Tuy vậy, ông không lo ngại chuyện phụ thuộc vào người Nga mà là vấn đề không có sự chọn lựa nào để vào vũ trụ.
Ông khẳng định: “Người Nga là những đối tác rất đáng tin cậy. Tôi không hề phân vân gì về việc phải dựa vào các đối tác bởi vì đó là điều họ ủng hộ - họ giúp anh khi anh cần thời gian để làm mới mình. Tôi rất tin cậy các đối tác của chúng tôi”.
Chuyên gia người Mỹ Sandy Magnus cho rằng cần phải lập một kế hoạch có thời hạn lâu dài. Ông nói: “Bay vào không gian là một hoạt động rất phức tạp. Nó cần những kế hoạch kéo dài không phải là 3-4 năm mà kéo dài hàng thập niên”.
Như vậy, trong tương lai trước mắt, các chuyến bay lên vũ trụ sẽ chỉ được thực hiện dưới sự điều hành của người Nga. Đồng thời, khi chương trình tàu con thoi không còn nữa, lẽ tất nhiên, đội ngũ các phi hành gia Mỹ sẽ giảm bớt. Khi đó, sự cạnh tranh giữa họ sẽ trở nên gay gắt hơn. Phi hành gia Mỹ Tony Antonelli, 44 tuổi, tâm sự ông đã bắt đầu học tiếng Nga để nâng cao cơ hội của mình.
Phương Tây lo ngại Sự độc quyền của Nga và khởi đầu kỷ nguyên Soyuz khiến dư luận ở phương Tây lo ngại. Đối với nhiều người, các con tàu vũ trụ của Nga trông già nua và khó coi. Hãng tin AFP nhận định: Tàu Soyuz của Nga trông cực kỳ kém ấn tượng hơn tàu con thoi của Mỹ. Ngoài ra, con tàu vũ trụ của Nga ít thay đổi kể từ khi diễn ra chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Yuri Gagarin năm 1961. |
NGÔ SINH
Theo NLĐ online
0 nhận xét