Theo nhận định của ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia vừa được đưa ra tại Hội thảo "Điểm sáng trên thị trường tài chính cuối năm 2011", kinh tế Việt Nam đã thực sự vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hiện đang bắt đầu có dấu hiệu hồi phục dần.
Giai đoạn khó khăn nhất đã qua…
Theo phát biểu ông Lê Xuân Nghĩa, việc Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới ba lần bị hạ điểm xếp hạng tín nhiệm và hiện tại đứng ngang bằng với Băng-la-đét và Mông Cổ đã ảnh hưởng lớn đến các khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2011. Cùng với đó, lạm phát và lãi suất liên tục tăng cao cũng khiến thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm nghiêm trọng, có thể nói đứng trên bờ vực của sự sụp đổ.
Khó khăn nhất của Việt Nam là vào quý 1/2011, đây được coi là giai đoạn thảm hại khi mà 4 chỉ tiêu cảnh báo về kinh tế vĩ mô là tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ, áp lực lạm phát và lãi suất đều ở mức thấp.
Tuy nhiên giai đoạn khó khăn nhất đó đã qua đi khi mà các chỉ tiêu dần dần được cải thiện.
Cụ thể, chỉ tiêu đầu tiên là về tỷ giá hối đoái, chúng ta đã biết tỷ giá tự do đã đạt đỉnh cao nhất của năm 2011 là vào tháng 2/2011 với mức 22.500 đồng/USD, tuy nhiên đến tháng 6 đã giảm xuống 20.600 đồng/USD ( tương đương giảm 6%). Ngoài ra, tỷ giá giao dịch của ngân hàng tháng 5/2011 thậm chí thấp hơn tỷ giá tham chiếu (lần đầu tiên sau 37 tháng).
Cùng với đó là dự trữ ngoại tệ, một tín hiệu tích cực nữa là dự trữ ngoại tệ đã tăng trở lại. Năm 2008, dự trữ của nước ta là 23,5 tỷ USD =15 tuần nhập khẩu. Quý I/2011: 3.5 tuần nhập khẩu; Tháng 6/11: 5 tuần nhập khẩu; Dự kiến cuối năm: 6 tuần nhập khẩu. Đây được xem là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Còn đối với lạm phát, áp lực về chỉ tiêu này cũng đã giảm: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính theo năm có thể đạt 21 - 22% trong tháng 7 và 8, tuy nhiên sau đó sẽ giảm mạnh từ tháng 9 và cuối năm khoảng 15%.
Một vấn đề được xem là khá nóng bỏng trong thời gian vừa qua nữa là lãi suất, tuy nhiên gần đây lãi suất trên thị trường cũng đang có xu hướng giảm như: Lãi suất liên ngân hàng giảm từ 22% xuống còn 12%; lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng giảm từ 14% xuống 12%; lãi suất tiền gửi bình quân giảm 1%...
… Nhưng vẫn cần những chính sách chặt chẽ
Theo nhận định của các chuyên gia, giai đoạn khủng hoảng nhất (Quý I năm 2011) đã qua đi, nhưng nước ta vẫn phải đón nhận những rủi ro kinh tế vĩ mô ở 6 tháng cuối năm.
Theo ông Nghĩa, mặc dù lãi suất đang có xu hướng giảm nhưng hiện vẫn đứng ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng tiền tệ (M2) quá thấp. Chỉnh phủ cho phép cả năm tăng 16% nhưng 6 tháng chỉ tăng 3%.
Tính ra giá trị tuyệt đối, 3% tăng thêm của tiền tệ vào khoảng 78 nghìn tỷ, nhưng một nửa số đó đã bị hút vào kênh trái phiếu Chính phủ. Cùng với đó là lạm phát kỳ vọng vẫn còn cao (tính theo năm là 20 - 21%).
Một nguyên nhân khác đáng lưu ý nữa là vì các ngân hàng thương mại đang nhìn nhau, sợ hạ lãi suất huy động sẽ mất khách hàng cũ. Đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, thanh khoản không được vững chắc, ông Nghĩa chia sẻ.
Vì vậy theo ông Nghĩa, trong 6 tháng cuối năm 2011 nền kinh tế Việt Nam có thể đối mặt với những rủi ro như tăng trưởng kinh tế, rủi ro tín dụng và rủi ro về tỷ giá cuối năm.
Đặc biệt trong giai đoạn này, những rủi ro chéo từ chính sách tài khóa sang hệ thống ngân hàng như đầu tư khu vực công hiệu quả thấp, tín đụng ngân hàng bị hút cạn vào các tập đoàn kinh tế, nợ xấu tăng mạnh, tăng trưởng tính dụng thấp 7% nếu tính cả số dư trái phiếu Chính phiếu Chính phủ thực tế đã tăng 9%, điều này sẽ dẫn đến rủi ro lạm phát cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Với những rủi ro trên, ông Nghĩa cũng đã đưa ra một số khuyến nghị cho chính sách phát triển kinh tế đó là, tiếp tục thắt chặt tiền tệ nhưng liều lượng hợp lý và phù hợp với chu kỳ kinh doanh; Tăng cung tiền một cách hợp lý hơn; Cắt giảm đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư; Tăng hiệu lực điều tiết thị trường.
Ông Nghĩa cũng kiến nghị cần phải ổn định thị trường liên ngân hàng, bảo đảm tính thanh khoản của ngân hàng nhỏ. Từng bước giảm lãi suất, tạo đường cong lãi suất chuẩn. Phục hồi và lành mạnh hoá thị trường chứng khoán. Minh bạch hoá thị trường bất động sản, hoàn thiện thị trường cả phía cung và cầu. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mạnh hơn nữa...
Giai đoạn khó khăn nhất đã qua…
Theo phát biểu ông Lê Xuân Nghĩa, việc Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới ba lần bị hạ điểm xếp hạng tín nhiệm và hiện tại đứng ngang bằng với Băng-la-đét và Mông Cổ đã ảnh hưởng lớn đến các khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2011. Cùng với đó, lạm phát và lãi suất liên tục tăng cao cũng khiến thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm nghiêm trọng, có thể nói đứng trên bờ vực của sự sụp đổ.
Khó khăn nhất của Việt Nam là vào quý 1/2011, đây được coi là giai đoạn thảm hại khi mà 4 chỉ tiêu cảnh báo về kinh tế vĩ mô là tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ, áp lực lạm phát và lãi suất đều ở mức thấp.
Tuy nhiên giai đoạn khó khăn nhất đó đã qua đi khi mà các chỉ tiêu dần dần được cải thiện.
Cụ thể, chỉ tiêu đầu tiên là về tỷ giá hối đoái, chúng ta đã biết tỷ giá tự do đã đạt đỉnh cao nhất của năm 2011 là vào tháng 2/2011 với mức 22.500 đồng/USD, tuy nhiên đến tháng 6 đã giảm xuống 20.600 đồng/USD ( tương đương giảm 6%). Ngoài ra, tỷ giá giao dịch của ngân hàng tháng 5/2011 thậm chí thấp hơn tỷ giá tham chiếu (lần đầu tiên sau 37 tháng).
Cùng với đó là dự trữ ngoại tệ, một tín hiệu tích cực nữa là dự trữ ngoại tệ đã tăng trở lại. Năm 2008, dự trữ của nước ta là 23,5 tỷ USD =15 tuần nhập khẩu. Quý I/2011: 3.5 tuần nhập khẩu; Tháng 6/11: 5 tuần nhập khẩu; Dự kiến cuối năm: 6 tuần nhập khẩu. Đây được xem là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.
Còn đối với lạm phát, áp lực về chỉ tiêu này cũng đã giảm: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính theo năm có thể đạt 21 - 22% trong tháng 7 và 8, tuy nhiên sau đó sẽ giảm mạnh từ tháng 9 và cuối năm khoảng 15%.
Một vấn đề được xem là khá nóng bỏng trong thời gian vừa qua nữa là lãi suất, tuy nhiên gần đây lãi suất trên thị trường cũng đang có xu hướng giảm như: Lãi suất liên ngân hàng giảm từ 22% xuống còn 12%; lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng giảm từ 14% xuống 12%; lãi suất tiền gửi bình quân giảm 1%...
… Nhưng vẫn cần những chính sách chặt chẽ
Theo nhận định của các chuyên gia, giai đoạn khủng hoảng nhất (Quý I năm 2011) đã qua đi, nhưng nước ta vẫn phải đón nhận những rủi ro kinh tế vĩ mô ở 6 tháng cuối năm.
Theo ông Nghĩa, mặc dù lãi suất đang có xu hướng giảm nhưng hiện vẫn đứng ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng tiền tệ (M2) quá thấp. Chỉnh phủ cho phép cả năm tăng 16% nhưng 6 tháng chỉ tăng 3%.
Tính ra giá trị tuyệt đối, 3% tăng thêm của tiền tệ vào khoảng 78 nghìn tỷ, nhưng một nửa số đó đã bị hút vào kênh trái phiếu Chính phủ. Cùng với đó là lạm phát kỳ vọng vẫn còn cao (tính theo năm là 20 - 21%).
Một nguyên nhân khác đáng lưu ý nữa là vì các ngân hàng thương mại đang nhìn nhau, sợ hạ lãi suất huy động sẽ mất khách hàng cũ. Đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, thanh khoản không được vững chắc, ông Nghĩa chia sẻ.
Vì vậy theo ông Nghĩa, trong 6 tháng cuối năm 2011 nền kinh tế Việt Nam có thể đối mặt với những rủi ro như tăng trưởng kinh tế, rủi ro tín dụng và rủi ro về tỷ giá cuối năm.
Đặc biệt trong giai đoạn này, những rủi ro chéo từ chính sách tài khóa sang hệ thống ngân hàng như đầu tư khu vực công hiệu quả thấp, tín đụng ngân hàng bị hút cạn vào các tập đoàn kinh tế, nợ xấu tăng mạnh, tăng trưởng tính dụng thấp 7% nếu tính cả số dư trái phiếu Chính phiếu Chính phủ thực tế đã tăng 9%, điều này sẽ dẫn đến rủi ro lạm phát cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Với những rủi ro trên, ông Nghĩa cũng đã đưa ra một số khuyến nghị cho chính sách phát triển kinh tế đó là, tiếp tục thắt chặt tiền tệ nhưng liều lượng hợp lý và phù hợp với chu kỳ kinh doanh; Tăng cung tiền một cách hợp lý hơn; Cắt giảm đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả đầu tư; Tăng hiệu lực điều tiết thị trường.
Ông Nghĩa cũng kiến nghị cần phải ổn định thị trường liên ngân hàng, bảo đảm tính thanh khoản của ngân hàng nhỏ. Từng bước giảm lãi suất, tạo đường cong lãi suất chuẩn. Phục hồi và lành mạnh hoá thị trường chứng khoán. Minh bạch hoá thị trường bất động sản, hoàn thiện thị trường cả phía cung và cầu. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mạnh hơn nữa...
Theo VnMedia
0 nhận xét