Kinh tế vĩ mô dần ổn định

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc nhận định như trên tại cuộc họp cấp cao Ủy ban Hỗn hợp sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 4 ngày 1-7 tại Hà Nội

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc thừa nhận giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5,3 tỉ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2010. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), nếu tính cả các dự án tăng vốn với tổng số tiền đăng ký gần 1,3 tỉ USD, thu hút FDI trong nửa đầu năm 2011 mới đạt gần 5,7 tỉ USD, bằng 62,7% so với cùng kỳ năm 2010.
Kiềm chế được lạm phát
Ngoài các nguyên nhân khách quan do khủng hoảng nợ công ở thị trường Mỹ và châu Âu khiến các nhà đầu tư phải quay các nguồn vốn của họ hướng nội để phục hồi nền kinh tế trong nước và thảm họa sóng thần ở Nhật Bản đầu tháng 3 - 2011, ông Phúc cho rằng nguyên nhân của lượng FDI đổ vào Việt Nam giảm chủ yếu vẫn là do “nội tạng”. “Nền kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, cộng với lạm phát leo thang đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài” - ông Phúc nhấn mạnh. Tuy nhiên, ông tỏ ra lạc quan rằng với các chính sách của Chính phủ, lạm phát sẽ được kiềm chế vào quý I của năm sau và nền kinh tế vĩ mô sẽ dần đi vào ổn định.
Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4-2003 với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Tính đến nay, sáng kiến này đã trải qua 3 giai đoạn và nhìn chung các hạng mục đều được thực hiện tốt, cải thiện được môi trường đầu tư cho cả hai nước, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và của Nhật Bản nói riêng. Qua 3 giai đoạn được thực hiện, nhiều rào cản thương mại đã được gỡ bỏ, tạo thuận lợi đầu tư cho doanh nghiệp hai nước. 
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc (bìa phải) và Đại sứ Nhật Bản
tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki ký kết sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 4
Trong tổng số 62 hạng mục trong giai đoạn 3, có 50 hạng mục đã triển khai tốt và đúng tiến độ, chiếm 81% các hạng mục được nêu. Trong kế hoạch hành động của giai đoạn 4 này, hai nước sẽ thực hiện 6 vấn đề với 28 hạng mục và 70 tiểu hạng mục tập trung vào điện lực, phát triển nguồn nhân lực, ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn thực phẩm và phát triển cơ sở hạ tầng, sẽ kết thúc vào cuối năm 2012.    
Tăng cường khả năng cạnh tranh
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yasuaki Tanizaki, nhấn mạnh Việt Nam cần cải thiện kinh tế vĩ mô để thu hút FDI nhiều hơn nữa. Hai nước sẽ dồn sức để doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn tại Việt Nam có được môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đặc biệt là trước khi hàng rào thuế quan Việt Nam - Trung Quốc được gỡ bỏ vào năm 2015 và thuế nhập khẩu vào ASEAN được gỡ bỏ vào năm 2018.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau lễ ký kết, đồng chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, ông Susumi Kato, cho rằng trong giai đoạn 4 này, hai bên đặc biệt quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và mô hình công tư hợp tác (PPP) có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân. Theo ông Kato, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đặc biệt quan tâm đến đầu tư vào Việt Nam và cam kết giúp Chính phủ Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh mang đầy tính cạnh tranh này.
EU giải ngân 29 triệu euro để giảm nghèo
Ngày 1-7, đại biện lâm thời phái đoàn EU, ông Emmanuel Mersch, thông báo: Phái đoàn Liên hiệp châu Âu (EU) tại Việt Nam đã giải ngân tổng cộng 29 triệu euro (41 triệu USD) tài trợ không hoàn lại để hỗ trợ giảm nghèo tại Việt Nam. Khoản giải ngân mới nhất này tập trung vào hai dự án: Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo đa biên (PRSC) và Chương trình 135 pha 2 (2006-2010) giúp phát triển kinh tế-xã hội tại những xã và bản miền núi và dân tộc thiểu số.
Đây là khoản tài trợ không hoàn lại 44 triệu euro theo hiệp định giữa EU và Việt Nam ký năm 2009. Từ nay tới năm 2013, phái đoàn EU dự định sẽ cung cấp 150 triệu euro (212 triệu USD) tài trợ không hoàn lại cho giảm nghèo và lĩnh vực y tế.
Bài và ảnh: Bích Diệp
Theo NLĐ

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia