|
Theo ông Tống Văn Nga Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, mặc dù tình hình hoạt động các doanh nghiệp bất động sản đang cực kỳ khó khăn nhưng sẽ không dễ xảy ra tình trạng doanh nghiệp phá sản hàng loạt.
Trong bối cảnh lãi suất cao, chi phí đầu vào tăng, hàng hóa sản xuất ra không bán được...đã khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lao đao trong đó nhiều ý kiến cho rằng sắp tới sẽ có hàng loạt các doanh nghiệp sẽ đối mặt với bờ vực phá sản.
Trao đổi với phóng viên bên lề buổi họp báo về Đại hội Hiệp hội bất động sản, ông Tống Văn Nga cho rằng, đây là lúc giai đoạn khó khăn nhất đối với doanh nghiệp bất động sản tuy nhiên sẽ không có tình trạng doanh nghiệp phá sản. Ngay trong hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào nhắn đến hai từ phá sản cả.
Thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải chịu đựng sự khắc nghiệt này trong đó nhiều doanh nghiệp đã tính đến chuyện sáp nhập lại để cùng hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Cường - chủ tịch câu lạc bộ bất động sản Hà Nội cho rằng, đây là thời điểm "đãi cát tìm vàng" những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính vẫn có thể chủ động phương án kinh doanh của mình, họ vẫn có thể chủ động được không cần chờ nhà nước bơm tiền. Doanh nghiệp không chịu đựng được những khó khăn hiện tại họ sẽ có phương án sáp nhập với nhau hoạc chấp nhận phá sản. Phương án phá sản chắc sẽ không có bởi phá sản hay không còn là bài toán rất khó. Để phá sản được cũng không dễ. Bởi, ngay thủ tục để phá sản thôi cũng không dễ, chưa kể còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác.
Với quy luật sinh tồn thì rất ít doanh nghiệp chấp nhận cho mình bị phá sản, loại khỏi cuộc chơi. Người ta sẽ phải gồng mình lên, huy động rất nhiều nguồn để hợp sức lại. Đây cũng là bối cảnh để các nhà đầu tư nhỏ lẻ xem lại bức tranh huy động vốn ở các nước xung quanh chúng ta như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… để học hỏi những kinh nghiệm huy động vốn vào thời điểm khó khăn, khủng hoảng, như các quốc gia đang phát triển trên đã làm.
Việc khó khăn về vốn là hoàn toàn bình thường ở những quốc gia phát triển nóng về vấn đề bất động sản.
Tuy nhiên, nếu như không co cụm lại, không liên doanh liên kết thì chấp nhận phải “chết” thôi. Nhưng việc để doanh nghiệp bất động sản “chết” cũng không dễ dàng. Có điều, trong việc quy chiếu, phân định lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất và những gì liên quan đều siết chặt thì rất dễ dẫn đến mất công bằng, gây ra những hệ lụy xấu cho tất cả ngành nghề liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Trong bối cảnh lãi suất cao, chi phí đầu vào tăng, hàng hóa sản xuất ra không bán được...đã khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lao đao trong đó nhiều ý kiến cho rằng sắp tới sẽ có hàng loạt các doanh nghiệp sẽ đối mặt với bờ vực phá sản.
Trao đổi với phóng viên bên lề buổi họp báo về Đại hội Hiệp hội bất động sản, ông Tống Văn Nga cho rằng, đây là lúc giai đoạn khó khăn nhất đối với doanh nghiệp bất động sản tuy nhiên sẽ không có tình trạng doanh nghiệp phá sản. Ngay trong hiệp hội bất động sản Việt Nam cũng chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào nhắn đến hai từ phá sản cả.
Thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải chịu đựng sự khắc nghiệt này trong đó nhiều doanh nghiệp đã tính đến chuyện sáp nhập lại để cùng hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Cường - chủ tịch câu lạc bộ bất động sản Hà Nội cho rằng, đây là thời điểm "đãi cát tìm vàng" những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính vẫn có thể chủ động phương án kinh doanh của mình, họ vẫn có thể chủ động được không cần chờ nhà nước bơm tiền. Doanh nghiệp không chịu đựng được những khó khăn hiện tại họ sẽ có phương án sáp nhập với nhau hoạc chấp nhận phá sản. Phương án phá sản chắc sẽ không có bởi phá sản hay không còn là bài toán rất khó. Để phá sản được cũng không dễ. Bởi, ngay thủ tục để phá sản thôi cũng không dễ, chưa kể còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác.
Với quy luật sinh tồn thì rất ít doanh nghiệp chấp nhận cho mình bị phá sản, loại khỏi cuộc chơi. Người ta sẽ phải gồng mình lên, huy động rất nhiều nguồn để hợp sức lại. Đây cũng là bối cảnh để các nhà đầu tư nhỏ lẻ xem lại bức tranh huy động vốn ở các nước xung quanh chúng ta như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… để học hỏi những kinh nghiệm huy động vốn vào thời điểm khó khăn, khủng hoảng, như các quốc gia đang phát triển trên đã làm.
Việc khó khăn về vốn là hoàn toàn bình thường ở những quốc gia phát triển nóng về vấn đề bất động sản.
Tuy nhiên, nếu như không co cụm lại, không liên doanh liên kết thì chấp nhận phải “chết” thôi. Nhưng việc để doanh nghiệp bất động sản “chết” cũng không dễ dàng. Có điều, trong việc quy chiếu, phân định lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất và những gì liên quan đều siết chặt thì rất dễ dẫn đến mất công bằng, gây ra những hệ lụy xấu cho tất cả ngành nghề liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.
VnMedia
0 nhận xét