Theo kết quả Nghiên cứu Xu hướng tiêu dùng gần đây nhất của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen công bố hôm thứ 3 (05/7), người Việt Nam, so với người tiêu dùng châu Á khác, đang có xu hướng dè sẻn và thích săn hàng khuyến mại hơn do lạm phát khiến ngày càng nhiều người trở nên nhạy cảm hơn với giá cả.
Khảo sát của Nielsen cho biết, người tiêu dùng Việt Nam là những người mua hàng khuyến mại nhiều nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khuyến mại và thuận tiện tiếp tục là những nhân tố chính ảnh hưởng tới lượng khách ghé thăm các cửa hàng.
Việt Nam có lượng người mua sắm quan tâm đến khuyến mại nhiều nhất, với 87% thường xuyên mua hàng khuyến mại, so với mức trung bình 68% của khu vực.
Nielsen phát hiện, 56% người tiêu dùng Việt Nam tích cực săn hàng khuyến mại khi mua sắm, so với 38% của khu vực. Điều này một phần là do chi phí các hàng hóa tiêu dùng hằng ngày đang tăng cao.
Với việc áp lực lạm phát chưa có dấu hiệu thuyên giảm, người tiêu dùng Việt Nam đang thích nghi với sự gia tăng chi phí sinh hoạt hằng ngày bằng cách thay đổi đáng kể hành vi mua sắm.
Theo kết quả khảo sát, 60% người tiêu dùng Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho biết, khả năng mua sắm đồ đạc trong gia đình của họ đã giảm xuống do giá cả leo thang.
Kết quả là, người tiêu dùng cho biết họ đang phải tiết kiệm hơn bằng cách giảm chi tiêu vào các hoạt động giải trí như ăn nhà hàng hay đi du lịch.
Người Việt Nam, so với người tiêu dùng châu Á khác, đang có xu hướng dè sẻn và thích săn hàng khuyến mại hơn do lạm phát. |
Thay đổi thói quen
Khi người tiêu dùng phải chống đỡ với giá cả leo thang, những thay đổi nhất định trong thói quen mua sắm cũng xuất hiện, như hạn chế số lần ghé thăm các cửa hàng hay số lượng sản phẩm mỗi dịp mua sắm, hay chỉ mua hàng vào dịp có khuyến mại hay mua tại các cửa hàng gần nhà hơn để tiết kiệm chi phí xăng xe.
Khi người tiêu dùng phải chống đỡ với giá cả leo thang, những thay đổi nhất định trong thói quen mua sắm cũng xuất hiện, như hạn chế số lần ghé thăm các cửa hàng hay số lượng sản phẩm mỗi dịp mua sắm, hay chỉ mua hàng vào dịp có khuyến mại hay mua tại các cửa hàng gần nhà hơn để tiết kiệm chi phí xăng xe.
Người tiêu dùng cũng mua với khối lượng lớn hơn những mặt hàng sử dụng thường xuyên, như bột giặt, dầu gội đầu, nước mắm, hạt nêm để tiết kiệm "ngân sách".
Darin Williams, giám đốc điều hành Nielsen Việt Nam, cho biết, vị trí cửa hàng cũng vẫn là nhân tố chính ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn địa điểm mua sắm của người dân.
Nhà bán lẻ nên hiểu rằng người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm hàng khuyến mại và sẵn sàng thay đổi nhãn hiệu cũng như địa chỉ mua sắm quen thuộc hơn.
Ông nói, nhà bán lẻ nên mở các chương trình khuyến mại mới mẻ và mang tính độc đáo hơn, sử dụng cách trưng bày bắt mắt và các thủ thuật khác để thu hút và giữ chân khách hàng.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Ông lưu ý: "Những cửa hàng và nhãn hiệu nào nắm rõ được cần phải kết hợp giữa thuận tiện, giá trị và chất lượng thì sẽ có khả năng tốt hơn để tồn tại trong môi trường đầy thách thức này".
Mặc dù hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi, nhưng có một đặc điểm vẫn giữ nguyên. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua sắm ở những kênh khác nhau, tùy vào sản phẩm họ đang tìm kiếm là gì. Người dân vẫn sẽ đến các chợ truyền thống để mua thực phẩm tươi sống, trong khi thức ăn nhẹ, sản phẩm chăm sóc cá nhân hay sản phẩm sữa có xu hướng được mua nhiều hơn ở siêu thị và các cửa hàng tạp hóa truyền thống.
Trước đây, người tiêu dùng thường lên kế hoạch kỹ trước khi đi mua sắm, nhưng với các hàng tiêu dùng nhanh (Fast Moving Consumer Goods - FMCG) thì hiện giờ họ thường tiện đâu mua đấy hơn.
Hơn 35% người tiêu dùng cho biết họ thường đi dọc các dãy hàng và chọn những sản phẩm họ muốn, so với 8% những người chỉ việc "đi và nhặt" hàng vào giỏ. Người tiêu dùng Việt Nam có vẻ trung thành với nhãn hiệu ở một số ngành hàng, nhất là sữa, rượu và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Hơn 45% người mua hàng cho biết họ sẵn sàng tìm đến địa chỉ khác để mua một sản phẩm họ biết hay quen dùng.
Ngược lại, hơn 50% người mua hàng cho biết họ sẽ chuyển sang dùng nhãn hiệu đồ uống có gas thông thường và bánh snack khác nếu nhãn hiệu khác đó rẻ hơn hay có khuyến mại.
Nielsen Shopper Trends là nghiên cứu thường niên về hành vi mua sắm của người tiêu dùng, được tiến hành tại các thành phố lớn của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nặng và Cần Thơ.
Tác giả: Đình Ngân (Theo Intellasia)
(Theo VEF)
0 nhận xét