Theo báo cáo của IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra hôm nay (26/7), trong năm tài chính 2011 (7/2010 – 6/2011), IFC đã đạt mức đầu tư kỷ lục tại khu vực châu Á Thái Bình , góp phần tạo thêm 30.000 việc làm, hỗ trợ 840.000 nông dân, và thúc đẩy các khoản vay cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với tổng giá trị khoảng 21 tỷ USD.Tổng đầu tư mới của IFC trong 120 dự án tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt 3,9 tỷ USD.
Các số liệu thống kê sơ bộ về kết quả hoạt động của năm tài chính 2011 kết thúc vào 30/6/2011cho thấy số lượng các dự án đầu tư tại châu Á đã tăng thêm 11% so với năm ngoái. Hai phần ba khối lượng đầu tư được thực hiện tại các quốc gia nghèo nhất châu Á, tăng lên 1,7 tỷ USD so với mức 1,4 tỷ USD trong năm 2010.
Trên phạm vi toàn cầu, thống kê sơ bộ cho thấy IFC đã đầu tư khoảng 18,7 tỷ USD với 513 dự án trong năm tài chính 2011 so với 18 tỷ USD của năm trước. Tổng đầu tư của IFC trên toàn thế giới đã tăng gấp hơn hai lần trong 5 năm qua.
Để hỗ trợ châu Á phục hồi nhanh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trên khắp mọi mặt của xã hội, IFC đã tập trung hỗ trợ phát triển theo hướng bền vững với vai trò dẫn dắt của khu vực tư nhân để đảm bảo tăng trưởng kinh tế diễn ra cả ở đô thị lẫn khu vực nông thôn nghèo.
IFC cũng đã tiếp tục mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong nỗ lực đối phó với sự biến đổi khí hậu bằng việc tài trợ cho các nhà máy sản xuất mái che năng lượng mặt trời với công ty North Delhi Power Limited và một dự án điện gió với công ty Senok Group ở Sri Lanka.
Tại Việt Nam, tổng đầu tư cũng đạt mức kỷ lục là 800 triệu USD, trong đó đáng chú ý nhất là khoản đầu tư góp vốn cổ phần và khoản vay thứ cấp với tổng trị giá 307 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), hỗ trợ quá trình cổ phần hóa của ngân hàng thương mại nhà nước này và cải thiện dịch vụ của ngân hàng này cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các số liệu thống kê sơ bộ về kết quả hoạt động của năm tài chính 2011 kết thúc vào 30/6/2011cho thấy số lượng các dự án đầu tư tại châu Á đã tăng thêm 11% so với năm ngoái. Hai phần ba khối lượng đầu tư được thực hiện tại các quốc gia nghèo nhất châu Á, tăng lên 1,7 tỷ USD so với mức 1,4 tỷ USD trong năm 2010.
Trên phạm vi toàn cầu, thống kê sơ bộ cho thấy IFC đã đầu tư khoảng 18,7 tỷ USD với 513 dự án trong năm tài chính 2011 so với 18 tỷ USD của năm trước. Tổng đầu tư của IFC trên toàn thế giới đã tăng gấp hơn hai lần trong 5 năm qua.
Để hỗ trợ châu Á phục hồi nhanh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trên khắp mọi mặt của xã hội, IFC đã tập trung hỗ trợ phát triển theo hướng bền vững với vai trò dẫn dắt của khu vực tư nhân để đảm bảo tăng trưởng kinh tế diễn ra cả ở đô thị lẫn khu vực nông thôn nghèo.
IFC cũng đã tiếp tục mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong nỗ lực đối phó với sự biến đổi khí hậu bằng việc tài trợ cho các nhà máy sản xuất mái che năng lượng mặt trời với công ty North Delhi Power Limited và một dự án điện gió với công ty Senok Group ở Sri Lanka.
Tại Việt Nam, tổng đầu tư cũng đạt mức kỷ lục là 800 triệu USD, trong đó đáng chú ý nhất là khoản đầu tư góp vốn cổ phần và khoản vay thứ cấp với tổng trị giá 307 triệu USD cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), hỗ trợ quá trình cổ phần hóa của ngân hàng thương mại nhà nước này và cải thiện dịch vụ của ngân hàng này cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như một sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của khu vực châu Á, trải dài từ Ấn Độ tới các quần đảo ở Thái Bình Dương, IFC đã bổ nhiệm bà Karin Finkelston làm Phó Chủ tịch đầu tiên chuyên trách Châu Á, đặt trụ sở tại Hồng Kông. Bà chính thức nhậm chức ngày 1 tháng 7 năm 2011. Bà sẽ báo cáo cho Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Tổng Giám đốc của IFC là Lars Thunell. |
Yến Nhi
VnMedia
0 nhận xét