Khi thương lái Trung Quốc gom hàng: Bầm dập vải thiều!

L.T.S: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Gần đây, không chỉ nông sản, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam dồn dập thu gom thủy sản, cao su với khối lượng lớn. Bài toán đặt ra đối với chúng ta là làm thế nào để những chuyến hàng chủ yếu xuất qua tiểu ngạch đó thành chính ngạch nhằm tăng giá trị và bảo đảm quyền lợi của bên bán, đồng thời thu được thuế…

Dù xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường chính ngạch hay tiểu ngạch, dân buôn vải thiều đều mếu dở, khóc dở ngay tại cửa khẩu xuất hàng đi Lào Cai
Phóng viên Báo Người Lao Động đã theo chân dân buôn vải thiều lên Lào Cai và sang Hà Khẩu (Trung Quốc) để tìm hiểu về hoạt động buôn bán loại quả này.
Méo mặt nơi cửa khẩu
Cửa khẩu Hà Khẩu là nơi xuất vải thiều theo con đường tiểu ngạch. Vải thiều được vận chuyển bằng ô tô và “xe bò” (loại kéo bằng sức người). Đang mùa vải thiều nên hai loại phương tiện này chủ yếu được thuê để chở như mọi năm. Các loại xe này được cấp mỗi ngày 100 - 120 giấy báo quan (cho phép chở hàng buôn bán tiểu ngạch). “Xe bò” một giấy, ô tô hai giấy, cứ thế chia nhau để chở hàng, tùy chủ thuê.
Lúc 1 giờ sáng, đội cửu vạn kéo “xe bò” đã phải tập hợp để xếp hàng lên xe. Mỗi xe có sức kéo tối đa 70-80 kiện vải thiều. Mỗi kiện được đóng vào thùng xốp vuông vức, có đá ướp lạnh bên trong. Xong xuôi, 1 người kéo, 5-6 người đẩy về phía cửa khẩu. Đến khoảng 4-5 giờ, phải có mặt ở Hà Khẩu để chuẩn bị thông quan. Chị Nguyễn Thị Hiền (35 tuổi, ngụ huyện Kim Tân - Lào Cai) vừa lau mồ hôi vừa nói: “Kéo vải chẳng ăn thua gì! Mỗi chuyến trừ công bốc xếp, công đẩy xe chỉ còn lại 70.000 đồng - 80.000 đồng”. Theo chị Hiền, hôm nào ít thì 25 “xe bò” thông quan, hôm nhiều thì được hơn 40 xe.
Vải thiều Việt Nam xếp hàng chờ giao dịch ở Hà Khẩu - Trung Quốc (Ảnh chụp ngày 15-7)
Tài xế ô tô thì không tốn sức người nhưng lại tốn thời gian chờ đợi. Mỗi xe xếp được tối đa 180 kiện vải thiều. Phía Trung Quốc quy định thời gian thông quan là từ 7 giờ đến 17 giờ mỗi ngày. Xe làm tới đâu thì lại nối đuôi nhau nhích từng chút một, cứ hết giờ là họ đóng cửa nên nhiều xe phải nằm chờ lại ngay trên cầu nối hai cửa khẩu.
Giới buôn vải thiều nhỏ lẻ ở Lào Cai cũng ngao ngán vì phía Trung Quốc thông quan ngày chậm, ngày nhanh. “Cứ đúng vào hôm bên Trung Quốc giá vải thiều cao thì họ thông quan ì ạch, còn lúc giá rẻ thì lại nhanh chóng” - một tiểu thương lên tiếng. Với những người buôn chuyên nghiệp ở biên giới, ở lại một đêm, không lo hàng hóa bị mất cắp mà lo đá trong kiện hàng tan hết, vải thiều trở nên thâm đen. Thế là đang vải loại 1 trở thành hàng “phế”, sang đến Trung Quốc phải bán với giá rẻ mạt.
Đủ kiểu ép giá
Chị Tạ Thị Liễu (ngụ TP Lào Cai) được coi là “trùm” của đội “xe bò”. Nói chuyện với chúng tôi, chị luôn bức xúc vì bị phía Trung Quốc o ép giá. Chị Liễu không lạ gì mặt mũi của khoảng 20 tiểu thương tại Lào Cai thường về tận vườn ở tỉnh Bắc Giang để mua vải thiều, đóng kiện đưa qua biên giới. Chị Liễu cho biết mỗi kiện nặng khoảng 35 kg thì có 24 kg vải thiều, còn lại là đá và thùng xốp. Sang Trung Quốc, giá mỗi kiện dao động từ 60-80 nhân dân tệ (khoảng 200.000-300.000 đồng).
Song ít ai biết mỗi kiện như vậy khi lên được tới cửa khẩu đã có giá hơn 240.000 đồng. “Khối người đã điêu đứng vì vải thiều ấy chứ! Mang hơn 500 triệu đồng đi buôn nhưng mỗi chuyến lỗ vài chục triệu đồng. Cứ thế, từ đầu mùa vải thiều tới giờ, tiền cứ “đội nón ra đi” - chị Liễu kể. Biết lỗ nhưng nhiều người đâm lao phải theo lao với hy vọng chuyến sau có thể gỡ được. “Từ vườn thì giá rất rẻ nhưng khi gánh thêm hàng tá chi phí, những người buôn vải thiều như đi trên dây” - chị Liễu thở dài.
Các tiểu thương buôn vải thiều qua tiểu ngạch cho biết 10 phần vải mang đi thì có 1-2 phần phải mang trở lại. Điều này đồng nghĩa với việc phải mất thêm chi phí vận chuyển. Đó là chưa kể những hôm thương lái Trung Quốc ép giá quá quắt, mỗi kiện vải thiều chỉ trả 30 nhân dân tệ (tương đương 100.000 đồng).
Đặt chân lên thị trấn Hà Khẩu (huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc), nơi giao biên với tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã có dịp quan sát cảnh mua bán vải thiều qua đường tiểu ngạch. Xe chở vải thiều của Việt Nam thông quan được đưa thẳng vào một nơi tập kết bên cạnh cửa khẩu, sau đó thương nhân hai nước tham gia mua bán.
Sau khi đã thỏa thuận, các xe này sẽ được chủ hàng chở đi khắp nơi. Các cuộc mua bán diễn ra cũng khá chóng vánh. Điều này khiến các tài xế chở vải thiều còn lưu trên cầu biên giới đứng ngồi không yên. Ở “chợ Việt Nam” (chợ cửa khẩu của Trung Quốc) và một số khu phố, vải thiều được bày bán rất nhiều cho khách du lịch. Một cô bán hàng nói vải thiều giá 5 nhân dân tệ/kg. Tôi hỏi: “Sao đắt thế, mua của Việt Nam rẻ mà?” thì được trả lời: “Chi phí vận chuyển cao mà!”.
Chịu nhiều rủi ro
Ông Vũ Quang Vĩnh, Chi cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai - Cục Hải quan Lào Cai, cho biết lượng vải thiều thông quan qua Trung Quốc ngày càng tăng. Qua đường chính ngạch, ngày 12-7 mới chỉ 566 tấn, ngày 13-7 là 568 tấn thì ngày 14-7 đã lên 822 tấn… Theo ông Vĩnh, giá vải thiều qua đường chính ngạch thường thấp hơn tiểu ngạch một chút vì đây là giá bán buôn cho chủ hàng lớn. Ngược lại, buôn bán tiểu ngạch phải chịu nhiều rủi ro do giá lên xuống thất thường và tốc độ chậm hơn.
Về việc phía Trung Quốc chậm thông quan vào những thời điểm nhạy cảm, ông Vĩnh cho biết lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai đã làm việc với phía hải quan Trung Quốc nên mấy ngày trở lại đây, việc thông quan đã dễ dàng và nhanh chóng hơn. “Năm nay chỉ ùn một chút chứ không có chuyện bị tắc đường, xếp hàng dài như năm ngoái” - ông Vĩnh nói.
Kỳ tới: Tận thu rùa, dắt, sắn
Bài và ảnh: Nguyễn Quyết
NLĐ online

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia