Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành đàm phán về việc cung cấp 2 tàu ngầm mới cho hải quân nước này.
Theo một nguồn tin dấu tên của Bộ Quốc Phòng Indonesia, các cuộc đàm phán song phương đã được khởi xướng từ Indonesia bởi họ đã nhận thấy sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp đóng tàu Thổ Nhĩ Kỳ.
Kết quả của cuộc đàm phán là rất khả quan, nhiều khả năng hợp đồng chính thức sẽ được ký kết trong thời gian tới.
Theo đó, nếu hợp đồng được ký kết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành đóng mới 2 tàu ngầm điện-diesel cho Indonesia tại nhà máy đóng tàu Golchuk là một liên doanh giữa STM (Savunma Teknolojileri Muhendislik) của Thổ Nhĩ Kỳ và Deutsche-Hovaldsverke Verft (HDW) của Đức.
Ông Ankara đại diện của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trong thời gian ngắn tới, nước này sẽ nhận được các đơn hàng lớn từ khách hàng nước ngoài cho các sản phẩm quốc phòng.
Kết quả của cuộc đàm phán là rất khả quan, nhiều khả năng hợp đồng chính thức sẽ được ký kết trong thời gian tới.
Theo đó, nếu hợp đồng được ký kết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành đóng mới 2 tàu ngầm điện-diesel cho Indonesia tại nhà máy đóng tàu Golchuk là một liên doanh giữa STM (Savunma Teknolojileri Muhendislik) của Thổ Nhĩ Kỳ và Deutsche-Hovaldsverke Verft (HDW) của Đức.
Ông Ankara đại diện của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, trong thời gian ngắn tới, nước này sẽ nhận được các đơn hàng lớn từ khách hàng nước ngoài cho các sản phẩm quốc phòng.
Nhiều khả năng Indonesia sẽ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để phát triển tàu ngầm. |
Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một văn phòng đại diện tại Washington (Mỹ) nhằm xúc tiến các hoạt động thương mại quân sự ra thị trường thế giới.
Tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ mở thêm văn phòng đại diện tại Bỉ, Qatar, cũng như ở Azerbaijan hoặc Turkmenistan.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ không được coi là nhà cung cấp tiềm năng để cung cấp tàu ngầm cho Hải quân Indonesia.
Năm 2009, Indonesia đã gửi thư mời tham gia đấu thầu cung cấp tàu ngầm điện-diesel mới cho hải quân nước này đến các nhà thầu từ Nga, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Các ứng viên tiềm năng được giới thiệu là tàu ngầm lớp Kilo của Nga, Type-209 của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau đó chương trình đã bị hủy bỏ do thiếu kinh phí.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Indonesia lại chủ động liên hệ để đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ để khởi động lại chương trình đàm phán mua tàu ngầm điện-diesel mới cho hải quân.
Indonesia được xem là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Một sự hợp tác nếu có với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép nền quốc phòng Indonesia mở ra những hướng đi mới trong công nghệ đóng tàu chiến mà đặc biệt là tàu ngầm.
Tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ mở thêm văn phòng đại diện tại Bỉ, Qatar, cũng như ở Azerbaijan hoặc Turkmenistan.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ không được coi là nhà cung cấp tiềm năng để cung cấp tàu ngầm cho Hải quân Indonesia.
Năm 2009, Indonesia đã gửi thư mời tham gia đấu thầu cung cấp tàu ngầm điện-diesel mới cho hải quân nước này đến các nhà thầu từ Nga, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Các ứng viên tiềm năng được giới thiệu là tàu ngầm lớp Kilo của Nga, Type-209 của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau đó chương trình đã bị hủy bỏ do thiếu kinh phí.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Indonesia lại chủ động liên hệ để đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ để khởi động lại chương trình đàm phán mua tàu ngầm điện-diesel mới cho hải quân.
Indonesia được xem là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Một sự hợp tác nếu có với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép nền quốc phòng Indonesia mở ra những hướng đi mới trong công nghệ đóng tàu chiến mà đặc biệt là tàu ngầm.
0 nhận xét