Nhiều chuyên gia tại hội thảo “Chính sách tài chính cho thị trường BĐS” ngày 29/6, cho rằng, căn bệnh “đói vốn” cần nhanh chóng điều trị, bởi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Ế nhưng giá vẫn tăng
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, thị trường nhà ở thành phố Hà Nội và TP HCM từ năm 2006 - 2008 đạt tốc độ tăng trưởng cao ở tất cả các phân khúc, với tỷ lệ gấp 3 lần, còn giai đoạn năm 2010 - 2011, thị trường này lắng hẳn xuống. Song dù đìu hiu nhưng thị trường vẫn tăng giá liên tục ở các phân khúc, ngoại trừ đất nền và căn hộ cao cấp có dấu hiệu giảm giá ở thị trường Hà Nội. Bằng chứng là từ đầu năm đến nay, giá bất động sản không thấp hơn năm 2010, cho dù hết sức ế ẩm.
Tiến sĩ Trần Kim Chung, trưởng ban nghiên cứu chính sách đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, thị trường bất động sản ở mỗi vùng miền phát triển không đồng đều. Trong khi thị trường TP HCM giảm mạnh thì Hà Nội vẫn tăng giá, đặc biệt là đất và chung cư tại khu vực dọc trục đường Nguyễn Phong Sắc. Một số địa bàn khác như Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh… có sự gia tăng về giao dịch và giá, kể cả khi dòng tiền đổ vào thị trường ở mức đáy. Thậm chí khu vực nội thành có những nơi phát giá giao dịch lên tới 1 tỷ đồng một m2.
“Giải quyết căn bệnh đói vốn”
Căn bệnh “đói vốn” đã chuyển qua nhiều chu kỳ, nhưng làm sao đưa ra được giải pháp ổn định chính sách về tiền tệ là vô cùng quan trọng. “Chứ cứ khó khăn về tín dụng như hiện nay, thì đến hết quý IV, doanh nghiệp bất động sản sẽ vẫn khó khăn”, ông Đàm Quang Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Đà Nẵng, nói.
Theo ông Tuấn, kỳ vọng vào nguồn tiền khác là rất khó trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Còn nới lỏng tín dụng không phải là bài toán trước mắt, mà quan trọng là chính sách ổn định kinh tế vĩ mô lâu dài. Chỉ có ổn định chính sách tiền tệ, chính sách về thuế và luật đất đai mới làm cho thị trường BĐS ổn định trong thời gian tới.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường bất động sản của Hiệp hội bất động sản Đà Nẵng là các nhà đầu tư nên hợp tác với nhau xem xét dự án nào đầu tư có hiệu quả, đáp ứng được ngay thì mới ưu tiên đầu tư, tránh đầu tư dàn trải khó thu hồi vốn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ưu tiên vốn cho người mua nhiều hơn bất động sản, vì thực tế nhu cầu mua nhà để là có thực.
Theo tiến sĩ Trần Kim Chung, nếu đến hết quý IV, thị trường vẫn giữ tình trạng như hiện nay, một số nhà đầu tư sẽ phá sản nếu không có giải pháp vốn khác ngoài trông chờ vào dòng tiền từ ngân hàng, bởi chính sách tiền tệ vẫn được thắt chặt. Ông Chung kiến nghị: Cần xem xét, xử lý đồng bộ các chính sách tài chính tiền tệ, triển khai Quỹ tiết kiệm nhà ở, khai thông các nguồn vốn trong dân cũng như tăng cường các công cụ kích thích thu hút nguồn đầu tư nước ngoài thông qua việc bán các doanh nghiệp Việt Nam.
Ế nhưng giá vẫn tăng
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, thị trường nhà ở thành phố Hà Nội và TP HCM từ năm 2006 - 2008 đạt tốc độ tăng trưởng cao ở tất cả các phân khúc, với tỷ lệ gấp 3 lần, còn giai đoạn năm 2010 - 2011, thị trường này lắng hẳn xuống. Song dù đìu hiu nhưng thị trường vẫn tăng giá liên tục ở các phân khúc, ngoại trừ đất nền và căn hộ cao cấp có dấu hiệu giảm giá ở thị trường Hà Nội. Bằng chứng là từ đầu năm đến nay, giá bất động sản không thấp hơn năm 2010, cho dù hết sức ế ẩm.
Nếu không có giải pháp vốn ổn định, doanh nghiệp bất động sản sẽ đối mặt với phá sản. Ảnh: V.Trường. |
Tiến sĩ Trần Kim Chung, trưởng ban nghiên cứu chính sách đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, thị trường bất động sản ở mỗi vùng miền phát triển không đồng đều. Trong khi thị trường TP HCM giảm mạnh thì Hà Nội vẫn tăng giá, đặc biệt là đất và chung cư tại khu vực dọc trục đường Nguyễn Phong Sắc. Một số địa bàn khác như Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh… có sự gia tăng về giao dịch và giá, kể cả khi dòng tiền đổ vào thị trường ở mức đáy. Thậm chí khu vực nội thành có những nơi phát giá giao dịch lên tới 1 tỷ đồng một m2.
“Giải quyết căn bệnh đói vốn”
Căn bệnh “đói vốn” đã chuyển qua nhiều chu kỳ, nhưng làm sao đưa ra được giải pháp ổn định chính sách về tiền tệ là vô cùng quan trọng. “Chứ cứ khó khăn về tín dụng như hiện nay, thì đến hết quý IV, doanh nghiệp bất động sản sẽ vẫn khó khăn”, ông Đàm Quang Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Đà Nẵng, nói.
Theo ông Tuấn, kỳ vọng vào nguồn tiền khác là rất khó trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Còn nới lỏng tín dụng không phải là bài toán trước mắt, mà quan trọng là chính sách ổn định kinh tế vĩ mô lâu dài. Chỉ có ổn định chính sách tiền tệ, chính sách về thuế và luật đất đai mới làm cho thị trường BĐS ổn định trong thời gian tới.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường bất động sản của Hiệp hội bất động sản Đà Nẵng là các nhà đầu tư nên hợp tác với nhau xem xét dự án nào đầu tư có hiệu quả, đáp ứng được ngay thì mới ưu tiên đầu tư, tránh đầu tư dàn trải khó thu hồi vốn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ưu tiên vốn cho người mua nhiều hơn bất động sản, vì thực tế nhu cầu mua nhà để là có thực.
Theo tiến sĩ Trần Kim Chung, nếu đến hết quý IV, thị trường vẫn giữ tình trạng như hiện nay, một số nhà đầu tư sẽ phá sản nếu không có giải pháp vốn khác ngoài trông chờ vào dòng tiền từ ngân hàng, bởi chính sách tiền tệ vẫn được thắt chặt. Ông Chung kiến nghị: Cần xem xét, xử lý đồng bộ các chính sách tài chính tiền tệ, triển khai Quỹ tiết kiệm nhà ở, khai thông các nguồn vốn trong dân cũng như tăng cường các công cụ kích thích thu hút nguồn đầu tư nước ngoài thông qua việc bán các doanh nghiệp Việt Nam.
0 nhận xét