Ngày 22-7, Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á (EAS), với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã khai mạc tại Bali, Indonesia. Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton chính thức tham dự hội nghị này, trước khi tổng thống hai nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 11-2011.
|
Tại hội nghị các bộ trưởng khẳng định EAS tiếp tục là diễn đàn để các nhà lãnh đạo trao đổi và đối thoại về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, trong đó có các vấn đề chính trị, an ninh và an toàn hàng hải...
Theo các bộ trưởng, EAS cần thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm và là lợi ích của khu vực như thúc đẩy liên kết kinh tế thông qua sáng kiến Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện tại Đông Á (CEPEA), các vấn đề an ninh phi truyền thống…
Hãng AFP đưa tin, giới quan sát đánh giá việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới hiện thực hóa Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) là một bước quan trọng để giảm nhiệt sau khi xảy ra những tranh chấp trên biển Đông thời gian qua.
Hãng AFP đưa tin, giới quan sát đánh giá việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới hiện thực hóa Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) là một bước quan trọng để giảm nhiệt sau khi xảy ra những tranh chấp trên biển Đông thời gian qua.
Ngoại trưởng Indonesia, nước chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN, ông Marty Natalegawa, cho rằng đây là “một điều vô cùng tích cực”, cho dù Philippines tiếp tục than phiền là Trung Quốc đã không có những nhượng bộ thỏa đáng.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng hoan nghênh thỏa thuận mới này nhưng bà nhấn mạnh, Trung Quốc và ASEAN cần phải tích cực hợp tác cùng nhau để giải quyết những tranh chấp trên biển Đông. Vào hôm nay, ngày 23-7, tại Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), bà Hillary Clinton dự kiến sẽ có bài phát biểu thể hiện quan điểm của Mỹ trong vấn đề biển Đông, trong đó nhấn mạnh đến việc Mỹ có “lợi ích chiến lược tại biển Đông”.
Trước đó, trong cuộc gặp song phương với người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton ngày 22-7 tại đảo Bali của Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã yêu cầu Mỹ tôn trọng “toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông vẫn là vấn đề nổi cộm.
- Nỗ lực giảm nhiệt căng thẳng hạt nhân
Cũng trong ngày 22-7, CHDCND Triều Tiên tuyên bố bổ nhiệm đại sứ toàn quyền bên cạnh ASEAN nhằm mở rộng quan hệ với 10 quốc gia thành viên. Thông báo trên được đưa ra đúng thời điểm Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Pak Ui-Chun có mặt tại Bali tham dự Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF).
Theo nguồn tin từ AFP, trưởng đoàn đàm phán 6 bên Hàn Quốc Wi Sung-lac đã gặp gỡ nhà ngoại giao kỳ cựu của Triều Tiên Ri Yong-ho, người được cho là sẽ thay thế ông Kim Kye-gwan đảm nhận vai trò trưởng đoàn đàm phán 6 bên của Bình Nhưỡng. Kết thúc cuộc đàm phán, hai bên đều bày tỏ mong muốn sẽ nỗ lực khởi động vòng đàm phán 6 bên trong thời gian tới. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa quan chức hai bên kể từ khi vòng đàm phán 6 bên bị đổ vỡ từ năm 2009.
Theo các nhà phân tích, cuộc gặp này sẽ là bước chuẩn bị cho cuộc đàm phán không chính thức giữa ngoại trưởng hai miền Triều Tiên bên lề ARF lần này.
| |||
THANH HẰNG
Theo SGGP
0 nhận xét