Song hành với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng ở Trung Quốc
Phát triển kinh tế đã tạo nên sự phất lên nhanh chóng của một số người, đồng thời nới rộng khoảng cách giàu nghèo. Chênh lệch này cho thấy tình trạng bấp bênh tiềm ẩn bên trong sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc.
Lớp người giàu mới
Trung Quốc cũng đã nhận thức được những nguy hại mà tình trạng bất bình đẳng có thể gây ra cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Chính phủ đang tìm cách đưa 40 triệu người dân nông thôn thoát khỏi cảnh nghèo. Từ năm 2004, chính phủ đã nâng mức lương tối thiểu cho người lao động di cư, cải thiện thu nhập ở nông thôn bằng việc cắt giảm thuế và thực thi luật hợp đồng lao động. Những cải cách đó bị coi là sự quay trở lại với thời bao cấp, đồng thời cho thấy những lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đến được với những người nghèo nhất trong xã hội.
Nhiều thiếu hụt ở nông thôn
Theo đài BBC, sau 3 thập niên tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế nặng tính nông thôn. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng khoảng 50,3% dân số Trung Quốc (674,15 triệu người) vẫn đang sống ở các vùng nông thôn.
Trong năm 2010, người dân nông thôn có thu nhập bình quân đầu người hằng năm là 5.900 nhân dân tệ, chưa bằng 1/3 thu nhập bình quân của người dân thành thị (19.100 nhân dân tệ). Theo cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng Trung Quốc, đến cuối năm 2009, hơn 50 địa phương thuộc 3 tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc là Tây Tạng, Vân Nam và Tứ Xuyên vẫn chưa có dịch vụ ngân hàng. Điều này có nghĩa rằng người dân những nơi này không hề có các dịch vụ tài chính cơ bản. Hệ số Gini (thước đo mức phân phối thu nhập trong một xã hội) ở các vùng nông thôn tăng từ 0,35 lên đến 0,38 trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, cho thấy sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong khu vực này. Theo chuẩn quốc tế, hệ số Gini ở mức 0,4 cho thấy sự bất bình đẳng ở mức nguy hiểm.
Lớp người giàu mới
Việc tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước, tình trạng biến đất nông nghiệp thành đất công nghiệp và sự bùng nổ xây dựng đã đem lại nhiều cơ hội để cá nhân làm giàu. Bản báo cáo về mức độ giàu có toàn cầu trong năm 2010 của Công ty Dịch vụ Tài chính Credit Suisse (Thụy Sĩ) cho thấy mỗi công dân Trung Quốc có số tài sản trung bình là 17.126 USD, cao gấp đôi so với các nền kinh tế tăng trưởng cao khác như Ấn Độ (6.327 USD). Mặc dù vậy, sự giàu có đó lại không được phân chia đồng đều. Việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước rõ ràng đã tạo nên một lớp người giàu mới ở Trung Quốc. Đây là những người thuộc tầng lớp trung lưu khá giả, có nhiều tiền tiết kiệm hơn và ít nợ nần hơn.
Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ở Trung Quốc ngày càng tăng. Ảnh: CHINA DIGITAL TIMES
Song hành với sự xuất hiện của những người mới phất là số lao động di cư tăng cao. Vào cuối năm 2009, Trung Quốc có 229,8 triệu lao động nông thôn di cư. Nhiều người trong số này chỉ kiếm được khoảng 1.000 nhân dân tệ/tháng (tương đương 154 USD). Trong khi đó, họ phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, điều kiện ăn ở tồi tàn và không được hưởng các phúc lợi xã hội.Trung Quốc cũng đã nhận thức được những nguy hại mà tình trạng bất bình đẳng có thể gây ra cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Chính phủ đang tìm cách đưa 40 triệu người dân nông thôn thoát khỏi cảnh nghèo. Từ năm 2004, chính phủ đã nâng mức lương tối thiểu cho người lao động di cư, cải thiện thu nhập ở nông thôn bằng việc cắt giảm thuế và thực thi luật hợp đồng lao động. Những cải cách đó bị coi là sự quay trở lại với thời bao cấp, đồng thời cho thấy những lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đến được với những người nghèo nhất trong xã hội.
Nhiều thiếu hụt ở nông thôn
Theo đài BBC, sau 3 thập niên tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế nặng tính nông thôn. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng khoảng 50,3% dân số Trung Quốc (674,15 triệu người) vẫn đang sống ở các vùng nông thôn.
Trong năm 2010, người dân nông thôn có thu nhập bình quân đầu người hằng năm là 5.900 nhân dân tệ, chưa bằng 1/3 thu nhập bình quân của người dân thành thị (19.100 nhân dân tệ). Theo cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng Trung Quốc, đến cuối năm 2009, hơn 50 địa phương thuộc 3 tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc là Tây Tạng, Vân Nam và Tứ Xuyên vẫn chưa có dịch vụ ngân hàng. Điều này có nghĩa rằng người dân những nơi này không hề có các dịch vụ tài chính cơ bản. Hệ số Gini (thước đo mức phân phối thu nhập trong một xã hội) ở các vùng nông thôn tăng từ 0,35 lên đến 0,38 trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, cho thấy sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong khu vực này. Theo chuẩn quốc tế, hệ số Gini ở mức 0,4 cho thấy sự bất bình đẳng ở mức nguy hiểm.
HUỆ BÌNH
Theo NLĐ
0 nhận xét