Một loại khí thải carbon monoxide từ động cơ đã đi ngược vào buồng lái dẫn đến tình trạng thiếu oxy trên siêu tiêm kích F-22.
Ban đầu tình trang này được cho là do lỗi của hệ thống cung cấp oxy OBOGS có vấn đề dẫn đến tình trạng thiếu oxy khi máy bay hoạt động tại độ cao lớn.
Sự cố này được cho là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn của một chiếc F-22 vào tháng 12/2010.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra nguyên nhân dẫn đến sự cố này, các nhà điều tra cho rằng, khí thải carbon monoxide từ động cơ đã đi ngược vào buồng lái.
Cuộc điều tra ban đầu được tiến hành tại căn cứ không quân Elmendorf bang Alaska nơi ghi nhận hầu hết các sự cố đối với F-22. Các nhà điều tra lập luận rằng, do khí hậu tại vùng này rất khắc nghiệt, các máy bay đều khởi động động cơ của mình ngay bên trong nhà chứa.
Khí thải từ động cơ bị mắc kẹt bên trong tòa nhà, từ đó luồng khí thải này vô tình bị hút ngược trở lại vào buồng lái thông qua hệ thống cung cấp oxy OBOGS.
Lượng khí thải carbon monoxide bị hút vào buồng lái không lập tức gây ra tình trạng thiếu oxy cho phi công.
Lúc máy bay đang hoạt động tại độ cao thấp, lượng oxy trong không khí vẫn ở mức tiêu chuẩn nên phi công không cảm thấy gì. Chỉ khi máy bay hoạt động tại độ cao lớn mật độ không khí loãng hơn và phi công bắt đầu cảm thấy tình trạng thiếu oxy do khí carbon monoxide vẫn còn trong buồng lái.
Thiếu tá Chad Steffey phát ngôn viên không quân Mỹ cho biết, hiện tại ông không thể bình luận gì về vấn đề này. “Sự an toàn của phi hành đoàn chúng tôi là rất quan trọng, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách cẩn thận tất cả các yếu tố an toàn cho chuyến bay của F-22”, ông này nói.
Sự cố này được cho là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn của một chiếc F-22 vào tháng 12/2010.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra nguyên nhân dẫn đến sự cố này, các nhà điều tra cho rằng, khí thải carbon monoxide từ động cơ đã đi ngược vào buồng lái.
Cuộc điều tra ban đầu được tiến hành tại căn cứ không quân Elmendorf bang Alaska nơi ghi nhận hầu hết các sự cố đối với F-22. Các nhà điều tra lập luận rằng, do khí hậu tại vùng này rất khắc nghiệt, các máy bay đều khởi động động cơ của mình ngay bên trong nhà chứa.
Khí thải từ động cơ bị mắc kẹt bên trong tòa nhà, từ đó luồng khí thải này vô tình bị hút ngược trở lại vào buồng lái thông qua hệ thống cung cấp oxy OBOGS.
Lượng khí thải carbon monoxide bị hút vào buồng lái không lập tức gây ra tình trạng thiếu oxy cho phi công.
Lúc máy bay đang hoạt động tại độ cao thấp, lượng oxy trong không khí vẫn ở mức tiêu chuẩn nên phi công không cảm thấy gì. Chỉ khi máy bay hoạt động tại độ cao lớn mật độ không khí loãng hơn và phi công bắt đầu cảm thấy tình trạng thiếu oxy do khí carbon monoxide vẫn còn trong buồng lái.
Thiếu tá Chad Steffey phát ngôn viên không quân Mỹ cho biết, hiện tại ông không thể bình luận gì về vấn đề này. “Sự an toàn của phi hành đoàn chúng tôi là rất quan trọng, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách cẩn thận tất cả các yếu tố an toàn cho chuyến bay của F-22”, ông này nói.
Khí carbon monoxide có thể hạ gục F-22 mà không cần đến tên lửa. |
Một chuyên gia an toàn hàng không cho rằng, nếu tình trạng thiếu oxy là do khí carbon monoxide gây ra trong buồng lái, loại khí thải này có thể được tạo ra bởi động cơ của máy bay.
“Tôi nghĩ rằng có điều gì đó đã xảy ra với luồng xả khí của động cơ và bằng cách nào đó một lượng khí thải nhất định đã bị hút vào buồng lái thông qua hệ thống cung cấp oxy. Ngay cả một lượng khí nhỏ này cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng”, ông Hans Weber, thành viên của Ủy ban an toàn hàng không liên bang Mỹ đã cho biết.
Ông Hans Weber cho biết thêm, nếu khí carbon monoxide thâm nhập vào buồng lái là do khởi động động cơ ngay bên trong nhà chứa. Khắc phục điều này rất đơn giản, chỉ cần đưa máy bay ra ngoài rồi khởi động động cơ sẽ giải quyết được vấn đề.
Hoặc nếu động cơ buộc phải khởi động ngay bên trong nhà chứa, thì các phi công hãy khoan khởi động hệ thống cung cấp oxy cho đến khi máy bay ra khỏi nhà chứa. Tuy nhiên, nếu khí carbon monoxide vẫn tiếp tục thâm nhập vào buồng lái sau khi đã tiến hành thay đổi quy trình vận hành ban đầu thì đây quả là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Các vấn đề tương tự cũng đã được ghi nhận đối với tiêm kích F/A-18 Hornet. Từ năm 2002-2009 có hơn 64 trang tài liệu báo cáo của các phi công F/A-18 liên quan đến tình trạng thiếu oxy do khí carbon monoxide gây ra.
Trong khi đó bản thân F/A-18 là tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, khí thải từ động cơ không bị luẩn quẩn bên trong các nhà chứa như F-22, song tình trạng thâm nhập của khí carbon monoxide vào buồng lái vẫn xảy ra.
Hệ thống OBOGS của hải quân đã được sửa đổi, các sự cố tương tự đã không xảy ra trong thời gian gần đây. Như vậy có thể thấy rằng khí thải carbon monoxide vẫn thâm nhập vào buồng lái bằng một cách nào đó chưa được lý giải.
Siêu tiêm kích F-22 vẫn phải tiếp tục "gấp cánh" cho đến khi nào vấn đề này được giải quyết.
“Tôi nghĩ rằng có điều gì đó đã xảy ra với luồng xả khí của động cơ và bằng cách nào đó một lượng khí thải nhất định đã bị hút vào buồng lái thông qua hệ thống cung cấp oxy. Ngay cả một lượng khí nhỏ này cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng”, ông Hans Weber, thành viên của Ủy ban an toàn hàng không liên bang Mỹ đã cho biết.
Ông Hans Weber cho biết thêm, nếu khí carbon monoxide thâm nhập vào buồng lái là do khởi động động cơ ngay bên trong nhà chứa. Khắc phục điều này rất đơn giản, chỉ cần đưa máy bay ra ngoài rồi khởi động động cơ sẽ giải quyết được vấn đề.
Hoặc nếu động cơ buộc phải khởi động ngay bên trong nhà chứa, thì các phi công hãy khoan khởi động hệ thống cung cấp oxy cho đến khi máy bay ra khỏi nhà chứa. Tuy nhiên, nếu khí carbon monoxide vẫn tiếp tục thâm nhập vào buồng lái sau khi đã tiến hành thay đổi quy trình vận hành ban đầu thì đây quả là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Các vấn đề tương tự cũng đã được ghi nhận đối với tiêm kích F/A-18 Hornet. Từ năm 2002-2009 có hơn 64 trang tài liệu báo cáo của các phi công F/A-18 liên quan đến tình trạng thiếu oxy do khí carbon monoxide gây ra.
Trong khi đó bản thân F/A-18 là tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, khí thải từ động cơ không bị luẩn quẩn bên trong các nhà chứa như F-22, song tình trạng thâm nhập của khí carbon monoxide vào buồng lái vẫn xảy ra.
Hệ thống OBOGS của hải quân đã được sửa đổi, các sự cố tương tự đã không xảy ra trong thời gian gần đây. Như vậy có thể thấy rằng khí thải carbon monoxide vẫn thâm nhập vào buồng lái bằng một cách nào đó chưa được lý giải.
Siêu tiêm kích F-22 vẫn phải tiếp tục "gấp cánh" cho đến khi nào vấn đề này được giải quyết.
0 nhận xét