Trung Quốc đã thất bại trong việc xuất khẩu hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần LD-2000.
LD-2000 được cho là có thiết kế tương tự với hệ thống C-RAM * (viết tắt của cụm từ “Counter – Rocket and Missile”) của Mỹ.
Nó được sử dụng để đối phó với các mục tiêu tầm thấp hoặc là bộ phận của hệ thống phòng không đa lớp cùng với pháo và tên lửa đối không.
LD-2000 thiết kế với một pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Type 730 7 nòng cỡ 30mm, pháo có tầm độ bắn rất cao 4.600 – 5.800 viên/phút, tầm bắn tối đa 3.000m (hiệu quả tiêu diệt mục tiêu chỉ trong 1.000-1.500m).
Nó được sử dụng để đối phó với các mục tiêu tầm thấp hoặc là bộ phận của hệ thống phòng không đa lớp cùng với pháo và tên lửa đối không.
LD-2000 thiết kế với một pháo phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Type 730 7 nòng cỡ 30mm, pháo có tầm độ bắn rất cao 4.600 – 5.800 viên/phút, tầm bắn tối đa 3.000m (hiệu quả tiêu diệt mục tiêu chỉ trong 1.000-1.500m).
Hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần LD-2000. |
Trung Quốc cải tiến hỏa lực LD-2000 bằng việc thêm vào 6 tên lửa đối không tầm ngắn TY-90 (tầm bắn 300m – 6.000m) lắp hai bên tháp pháo chính.
Trên nóc tháp pháo là radar theo dõi Type 347G cùng với hệ thống ngắm nhiệt và thiết bị đo xa laze. Toàn bộ vũ khí và radar đặt trên khung thân xe vận tải bánh hơi WS-2400 – sản phẩm sao chép loại xe MAZ543 của Nga.
Hiện nay, Quân đội Trung Quốc mua một vài hệ thống LD-2000 và sử dụng rất hạn chế.
Đối với việc xuất khẩu, Trung Quốc đưa LD-2000 ra quảng bá ở nhiều triển lãm quốc phòng trên thế giới nhưng các đối tác chỉ dừng ở việc “quan tâm” hơn là quyết định nhập khẩu.
Trong thực tiễn chiến đấu, LD-2000 còn quá ít “kinh nghiệm” so với C-RAM "xịn" của Mỹ.
Năm 2006, Mỹ đã đưa C-RAM tới Iraq để bảo vệ “Vùng xanh” (khu vực lớn ở thủ đô Baghdad nơi có nhiều căn cứ quân sự Mỹ). Tại đây, C-RAM đã khá thành công khi đánh chặn hàng trăm quả đạn cối và rocket nhắm vào “Vùng xanh”.
Trên nóc tháp pháo là radar theo dõi Type 347G cùng với hệ thống ngắm nhiệt và thiết bị đo xa laze. Toàn bộ vũ khí và radar đặt trên khung thân xe vận tải bánh hơi WS-2400 – sản phẩm sao chép loại xe MAZ543 của Nga.
Hiện nay, Quân đội Trung Quốc mua một vài hệ thống LD-2000 và sử dụng rất hạn chế.
Đối với việc xuất khẩu, Trung Quốc đưa LD-2000 ra quảng bá ở nhiều triển lãm quốc phòng trên thế giới nhưng các đối tác chỉ dừng ở việc “quan tâm” hơn là quyết định nhập khẩu.
Trong thực tiễn chiến đấu, LD-2000 còn quá ít “kinh nghiệm” so với C-RAM "xịn" của Mỹ.
Năm 2006, Mỹ đã đưa C-RAM tới Iraq để bảo vệ “Vùng xanh” (khu vực lớn ở thủ đô Baghdad nơi có nhiều căn cứ quân sự Mỹ). Tại đây, C-RAM đã khá thành công khi đánh chặn hàng trăm quả đạn cối và rocket nhắm vào “Vùng xanh”.
(*) C-RAM được thiết kế nhằm làm nhiệm vụ chống đạn rocket và đạn cối bảo vệ căn cứ Quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq – những nơi mà thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công hàng ngày hàng giờ của lực lượng chống đối. C-Ram gồm một pháo 6 nòng cỡ 20mm có tốc độ bắn 75 phát/giây kết hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực cho phép đạt độ chính xác cao. |
0 nhận xét