100 năm trước Hải quân Mỹ đã thành công trong việc làm chủ đại dương giúp nước Mỹ "cầm trịch" bàn cờ địa chính trị thế giới trong thế kỷ 20.
Năm 1907, tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt gửi một hạm đội 16 tàu chiến đi thực hiện một hành trình dài 16 tháng vòng quanh thế giới. Hạm đội này có biệt danh là Hạm Đội Trắng Vĩ Đại bởi vỏ ngoài của những chiếc tàu được sơn màu trắng của tàu chiến thời bình, nhưng đội tàu tất nhiên không được gửi đi để nghỉ mát.
Thời kỳ đó một cuộc chiến giữa liên minh Tây Ban Nha- Mỹ và Nga – Nhật đang cận kề và Tổng thống Mỹ cần cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ đang nắm trong tay sức mạnh quân sự đủ để đương đầu với đối phương ở mọi ngóc ngách của đại dương.
Giờ đã là thế kỷ 21 và việc định hình các vấn đề địa chính trị có lẽ đã chuyển sang năng lượng và các vấn đề liên quan đến năng lượng như biến đổi khí hậu hoặc dầu khí. Khi chính giới Mỹ vẫn chưa thống nhất được một chính sách năng lượng hiệu quả, Hải quân Hoa Kỳ sẽ phải tự mình đối đầu với các vấn đề này.
Thời kỳ đó một cuộc chiến giữa liên minh Tây Ban Nha- Mỹ và Nga – Nhật đang cận kề và Tổng thống Mỹ cần cho thế giới thấy rằng Hoa Kỳ đang nắm trong tay sức mạnh quân sự đủ để đương đầu với đối phương ở mọi ngóc ngách của đại dương.
Giờ đã là thế kỷ 21 và việc định hình các vấn đề địa chính trị có lẽ đã chuyển sang năng lượng và các vấn đề liên quan đến năng lượng như biến đổi khí hậu hoặc dầu khí. Khi chính giới Mỹ vẫn chưa thống nhất được một chính sách năng lượng hiệu quả, Hải quân Hoa Kỳ sẽ phải tự mình đối đầu với các vấn đề này.
Tàu sân bay USS George Washington chạy bằng năng lượng hạt nhân, nguồn cung cấp 16% tổng năng lượng cho Hải quân Mỹ |
Kế hoạch "Hạm đội xanh"
Từ nay đến 2016, Hải quân Mỹ có kế hoạch tổ chức “Hạm Đội Xanh Vĩ Đại” bao gồm tàu hạt nhân, tàu chạy bằng nguồn năng lượng hybrid và máy bay chạy bằng xăng sinh học.
Giống như Hạm đội trắng trước đây, “Hạm Đội Xanh Vĩ Đại” có thể giúp Mỹ tuyên bố với thế giới Washington tiếp tục dẫn đầu thế giới trong kỷ nguyên năng lượng - ít nhất là về Hải quân và sức mạnh quân sự nói chung.
Năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ dùng hết 135 triệu thùng dầu, nhiều hơn bất kỳ một cơ quan tổ chức nào khác trên thế giới. Trong đó, Hải quân là ngành tiêu tốn xăng dầu thứ 2 chỉ sau Không quân.
Các quan chức Hải quân cũng hiểu cái giá của việc đảm bảo nguồn cung dầu khí từ nước ngoài cho Mỹ bởi chính Hạm đội 5 của họ đang đảm nhiệm việc giữ an toàn nguồn cung dầu từ Trung Đông.
Sự phụ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu có lẽ là mắt xích yếu nhất của bộ máy Quân đội Mỹ. Điểm yếu không chỉ thể hiện trên biển, trên chiến trường mà còn ảnh hưởng đến tính hiệu quả của quân đội khi Bộ Quốc phòng đang chịu sức ép rất lớn về kinh phí từ khoản nợ liên bang ở Mỹ. Trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao, Quân đội Mỹ đã tiêu tốn 20 tỷ USD cho nhiên liệu và điện trong năm 2010.
Cho dù Quân đội nhận được lợi thế quan trọng trọng là họ không bị nghị viện phủ quyết hay công chúng gây áp lực nhưng Hải quân Mỹ vẫn cam kết cho đến trước 2015 sẽ giảm 1/2 lượng xăng dầu tiêu thụ cho các xe jeep và xe tải. Đến năm 2020 các cơ sở năng lượng bờ biển sẽ sản xuất ít nhất 50% năng lượng dựa trên nguồn thay thế mới. Đồng thời 1/2 căn cứ Hải quân sẽ tự cung cấp được năng lượng.
Tổng hợp lại, cho đến cuối thập niên thứ hai của thế kỷ, năng lượng tái tạo phải chiếm 1/2 tổng tiêu thụ năng lượng của Hải quân Mỹ.
Cái giá để thân thiện với môi trường
Hải quân Mỹ đã cải thiện vững chắc hiệu suất năng lượng tại các cơ sở trên bờ và đã đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng tại một số căn cứ. Tuy nhiên không hẳn sẽ dễ dàng để thân thiện hơn với môi trường.
Năm 2008, chỉ có khoảng 1% năng lượng mà Hải quân Mỹ tiêu thụ là từ nguồn tái tạo. Nếu nhiên liệu sinh học và các nguồn thay thế khác không đảm bảo sẵn sàng cho tác chiến thì hiển nhiên quân đội không mạo hiểm chỉ để thân thiện hơn với môi trường. Quân đội cần thứ tương đương với xăng khi sử dụng, thế nhưng, một số nhiên liệu phổ biến như ethanol không đạt hiệu suất năng lượng cần thiết cho hoạt động quân sự.
Rand Corporation, tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách cho quân đội Mỹ mới đây đã đệ trình một báo cáo cho rằng việc tập trung vào nguồn năng lượng tái tạo cho hải quân và không quân là sai lầm và không thể hy vọng tiến bộ nhanh chóng.
Diễn biến hoàn toàn có thể sẽ bi quan như ý kiến của Rand Corporation. Tuy nhiên, hy vọng vẫn còn rất lớn bởi thực tế đã chứng minh khoa học quân sự đã đóng góp như thế nào đối với sự phát triển chung của toàn xã hội nói chung.
Hải quân Mỹ đã bắt tay với các tổ chức dân sự như Học viện Công nghệ Masachuset (MIT) thực hiện một chương trình đào tạo sỹ quan cấp trung quản lý về chính sách năng lượng, và nguồn nhân lực của Hải quân Mỹ đủ để người Mỹ đặt hy vọng. Nếu Hải quân Mỹ có thể làm cho từng thủy thủ và từng quân nhân hiểu được vấn đề, người Mỹ hoàn toàn có thể được đặt vào đúng quỹ đạo cần thiết.
Đất Việt online
0 nhận xét