Dù ít nhiều chịu ảnh hưởng của Mỹ từ điều lệnh, cấu trúc, vũ khí, trang thiết bị đến đào tạo, tác chiến nhưng Hải quân Hàn Quốc đang nỗ lực khẳng định vị thế trên biển.
Được thành lập năm 1948, hải quân Hàn Quốc ban đầu có nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và hải đảo khỏi sự lấn át của các tàu chiến Nhật Bản. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vũ khí và công nghệ của hải quân nước này hầu hết dựa vào nguồn viện trợ từ Mỹ.
Kế hoạch đầy tham vọng
Trong chương trình cải tổ quốc phòng đến 2020, nhằm đáp ứng yêu cầu mới, Hàn Quốc xác định việc phát triển nhanh hải quân là một trọng tâm.
Từ nhận thức này, Hải quân Hàn Quốc đã lên kế hoạch hiện đại hóa với tham vọng sẽ nâng cấp từ lực lượng phòng vệ ven bờ thành lực lượng có khả năng chủ động bảo vệ lợi ích quốc gia trên mọi khía cạnh, không chỉ bảo vệ bờ biển và nguồn tài nguyên biển, mà còn đảm bảo an ninh quốc gia với mục tiêu trở thành một nước có lực lượng hải quân hoạt động ở vùng nước sâu vào năm 2020.
Quân số thường trực của Hải quân Hàn Quốc có khoảng 68.000 người, trong đó có 25.000 lính thủy đánh bộ, cùng 170 tàu thuyền các loại. Tuy ít hơn Triều Tiên về số lượng, nhưng đa số đều là các chiến hạm mới và hiện đại hơn với vũ khí tối tân hơn.
Hải quân được chia thành 3 hạm đội: Hạm đội thứ nhất (đảm trách biển phía Tây), Hạm đội thứ hai (bảo vệ biển phía Đông), và Hạm đội thứ ba (bảo vệ từ Đông Hải tới eo biển Hàn Quốc).
Kế hoạch đầy tham vọng
Trong chương trình cải tổ quốc phòng đến 2020, nhằm đáp ứng yêu cầu mới, Hàn Quốc xác định việc phát triển nhanh hải quân là một trọng tâm.
Từ nhận thức này, Hải quân Hàn Quốc đã lên kế hoạch hiện đại hóa với tham vọng sẽ nâng cấp từ lực lượng phòng vệ ven bờ thành lực lượng có khả năng chủ động bảo vệ lợi ích quốc gia trên mọi khía cạnh, không chỉ bảo vệ bờ biển và nguồn tài nguyên biển, mà còn đảm bảo an ninh quốc gia với mục tiêu trở thành một nước có lực lượng hải quân hoạt động ở vùng nước sâu vào năm 2020.
Quân số thường trực của Hải quân Hàn Quốc có khoảng 68.000 người, trong đó có 25.000 lính thủy đánh bộ, cùng 170 tàu thuyền các loại. Tuy ít hơn Triều Tiên về số lượng, nhưng đa số đều là các chiến hạm mới và hiện đại hơn với vũ khí tối tân hơn.
Hải quân được chia thành 3 hạm đội: Hạm đội thứ nhất (đảm trách biển phía Tây), Hạm đội thứ hai (bảo vệ biển phía Đông), và Hạm đội thứ ba (bảo vệ từ Đông Hải tới eo biển Hàn Quốc).
Khu trục hạm Vua Sejong của Hải quân Hàn Quốc. |
Nền tảng các hạm đội của Hải quân Hàn Quốc là khu trục hạm. Trong đó, khu trục hạm lớp King Sejong được coi là “quả đấm thép”. Đây là khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển, có lượng choán nước 11.000 tấn, dài 166 m.
Tàu trang bị bốn động cơ General Electric LM2500 100.000 mã lực cho phép đạt tốc độ 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động trên 10.000 km. Hỏa lực chủ yếu trên khu trục hạm này gồm tên lửa hành trình hải đối đất Hyunmoon IIIC (tầm bắn 1.500 km, tương tự Tomahawk), 16 tên lửa chống hạm SSM-700K, tổ hợp tên lửa tầm ngắn RIM-116, 80 ống phóng thẳng đứng với tên lửa SM-2, ngư lôi chống ngầm phóng thẳng đứng K-VLS.
Nó cũng có thể chở 2 trực thăng hạng trung. Ngoài ra, tàu có trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đội tàu khu trục còn có 6 chiếc “Chungmugong” dự án KDX-2, có độ choán nước lên đến 5.520 tấn, dài 150 m và được trang bị tổng cộng 64 ống phóng, 32 trong số đó là ống phóng vạn năng, 8 tên lửa chống hạm và 21 tên lửa tầm ngắn.
Trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc có 12 tàu ngầm. Trong đó, 3 tàu ngầm thuộc dự án 214 có lượng choán nước 1.690 tấn, có khả năng tác chiến dưới nước 2 tuần, tốc độ 20 hải lý/giờ, 8 ống phóng ngư lôi (4 trong số này có thể dùng để khởi động tên lửa “Harpoon”). Lực lượng lính thủy đánh bộ có 8 tàu đổ bộ xe tăng và 8 tàu đổ bộ hạng trung…
Niềm tự hào “Dokdo”
Tàu hiện đại và mạnh nhất là tàu đổ bộ “Dokdo”, được trang bị cho hải quân tháng 7/2007. Lượng choán nước 18.000 tấn, chiều dài 200m, có khả năng mang 15 máy bay trực thăng. Đây là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc và là kết quả đầu tiên của dự án LPX do Hải quân Hàn Quốc triển khai. Tàu đổ bộ tốc độ cao “Dokdo” được xây dựng dựa trên khái niệm “tấn công từ chân trời”.
"Ngôi sao" Hải quân Hàn Quốc - Tàu đổ bộ Dokdo. |
Sàn thứ nhất của “Dokdo” có thể chứa 5 máy bay trực thăng UH-60 cùng một lúc, và sử dụng để triển khai các máy bay cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng kiểu Harrier hay F-35.
Sàn thứ hai gồm cabin, phòng chỉ huy, các hệ thống hỗ trợ và nơi ở của thủ thuỷ đoàn với diện tích đủ chỗ cho 700 quân đổ bộ. Sàn thứ ba là vị trí cho 2 tàu đổ bộ không khí - LCAC, “Dokdo” có thể chứa 70 xe tăng hoặc 200 xe tải, một tiểu đoàn cơ giới.
Ở phần đuôi của tàu có cửa lớn để “đổ” quân, vũ khí và trang thiết bị quân sự. Vũ khí trên tàu “Dokdo” gồm hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 và hệ thống pháo phòng không tầm ngắn Goalkeeper.
Ngoài ra, “Dokdo” còn có chức năng như một tàu chỉ huy với hệ thống C4ISR. Nói cách khác, “Dokdo” có thể tác chiến như một “tư lệnh hạm”.
Vươn ra đại dương
Trong một phát biểu tháng 3/2001, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung khẳng định chiến lược xây dựng hải quân là để “bảo vệ lợi ích quốc gia trên tất cả các đại dương và đóng vai trò trong việc bảo vệ thế giới”.
Chiến lược này mở toang “cánh cửa” ngân sách cho quân đội Hàn Quốc. Trong tài khoá 2011, ngân sách dành cho quân đội lên tới 27,7 tỷ USD . Ngân sách cho hải quân đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây, từ 3 tỷ USD năm 2000 lên 6,5 tỷ USD năm 2006, trong đó có 2 tỷ USD dành cho đóng mới và mua sắm.
Sự đầu tư cho thấy sự ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc đối với hải quân, đồng thời xác định tầm quan trọng của hải quân trong các kế hoạch quân sự sau này.
Hải quân Hàn Quốc nỗ lực vươn ra biển lớn. |
Để hiện thực hóa chiến lược trên, Hàn Quốc đang tích cực triển khai chương trình đóng tàu ngầm diesel thuộc dự án 214. Đến nay, đã có 3/6 tàu theo đơn đặt hàng đã được đưa vào sử dụng.
Năm 2008, Hàn Quốc thông qua chương trình FFX, theo đó sẽ đóng 9 tàu khu trục hiện đại hơn. 6 tàu khu trục loại FFX sẽ được lắp đặt hệ thống sonar dưới nước Thales mới do Israel chế tạo, có lượng choán nước 3.100 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ, dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Hàn Quốc từ năm 2011-2014.
0 nhận xét