|
Các nhà khoa học nghiên cứu khí hậu gần đây phải nhờ đến hải quân Mỹ và Australia triển khai thiết bị đo tự động ở Ấn Độ Dương, nơi cướp biển đang hoành hành.
Các nhà khoa học đang cố gắng hoàn thiện mạng lưới toàn cầu về thiết bị thả dưới đáy biển để thu thập dữ liệu phục vụ dự báo thời tiết và nghiên cứu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, còn 1/4 diện tích Ấn Độ Dương họ không dám đến vị sợ hải tặc.
“Chúng tôi không thể gửi ai tới khu vực đó. Các chuyến tàu nghiên cứu đều phải hủy. Có báo cáo nói rằng, ít nhất 1 con tàu phải thuê hộ tống có vũ trang”, bà Ann Thresher, nhà hải dương học của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia, nói.
Bà Thresher cho biết, khu vực tây bắc Ấn Độ Dương có vai trò quan trọng trong việc định hình thời tiết ở Australia và Nam Á, nơi hạn hán hoặc lũ lụt có thể ảnh hưởng giá lương thực toàn cầu và khiến ngành bảo hiểm lỗ nặng. Dữ liệu thu được từ Ấn Độ Dương như nhiệt độ nước, độ mặn… phục vụ dự báo thời tiết dài hạn.
Các thiết bị đo tự động dài 2m được thả trôi trên mặt biển hoặc chìm trong nước (có thể sâu 2km). Chúng thu thập dữ liệu rồi gửi qua vệ tinh. Khoảng 3.000 thiết bị đã được thả trên phạm vi toàn cầu.
Các nhà khoa học đang cố gắng hoàn thiện mạng lưới toàn cầu về thiết bị thả dưới đáy biển để thu thập dữ liệu phục vụ dự báo thời tiết và nghiên cứu biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, còn 1/4 diện tích Ấn Độ Dương họ không dám đến vị sợ hải tặc.
“Chúng tôi không thể gửi ai tới khu vực đó. Các chuyến tàu nghiên cứu đều phải hủy. Có báo cáo nói rằng, ít nhất 1 con tàu phải thuê hộ tống có vũ trang”, bà Ann Thresher, nhà hải dương học của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia, nói.
Bà Thresher cho biết, khu vực tây bắc Ấn Độ Dương có vai trò quan trọng trong việc định hình thời tiết ở Australia và Nam Á, nơi hạn hán hoặc lũ lụt có thể ảnh hưởng giá lương thực toàn cầu và khiến ngành bảo hiểm lỗ nặng. Dữ liệu thu được từ Ấn Độ Dương như nhiệt độ nước, độ mặn… phục vụ dự báo thời tiết dài hạn.
Các thiết bị đo tự động dài 2m được thả trôi trên mặt biển hoặc chìm trong nước (có thể sâu 2km). Chúng thu thập dữ liệu rồi gửi qua vệ tinh. Khoảng 3.000 thiết bị đã được thả trên phạm vi toàn cầu.
(Theo Reuters/Đất Việt)
0 nhận xét