"Trung Quốc phải thật sự sáng suốt để xứng đáng với hình ảnh nước lớn của mình. Càng hung hăng đối đầu, nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc và các bên càng dễ phát sinh. Chỉ có ngoại giao mới là biện pháp duy nhất và hợp lý nhất để làm dịu sóng tại vùng biển tranh chấp này", ông Khalid nhấn mạnh.
Theo ông, dù các bên vẫn chưa thống nhất và giải quyết triệt để vấn đề vạch định ranh giới lãnh hải, Bắc Kinh trước hết hãy “hạ hỏa” và “nhu mì” khởi động tiến trình hòa giải biển Đông bằng việc “vui vẻ” bắt tay với các nước trong khu vực để xử lý ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khảo sát sinh vật biển. Nghe có vẻ “lạc đề”, nhưng đây lại là “khúc dạo đầu” đầy ý nghĩa để giúp các bên dần xóa bỏ nghi ngại và bằng lòng ngồi vào bàn đàm phán.
Đồng thời, Trung Quốc nói riêng và các nước liên quan nói chung cần hết sức kiềm chế những phát ngôn hung hăng, “sặc mùi” khẩu chiến, bởi động thái này càng khiến mọi chuyện thêm rối ren, phức tạp.
Vì vậy, hãy chấm dứt mọi tranh luận, đấu khẩu công khai trên các phương tiện truyền thông và cùng ngồi bàn bạc để tìm ra phương án hợp lý nhất. Chuyên gia Khalid ví von tiến trình này phải tuần tự như công việc của người nông dân thu hoạch quả chín. Bước đầu hãy hái quả ở những cành thấp, rồi với tới cành cao. Giải quyết mâu thuẫn trên biển Đông cũng vậy, các bên và đặc biệt Trung Quốc không thể nóng vội và đốt cháy giai đoạn. Chấm dứt “đấu khẩu” chính là công đoạn đầu tiên nhưng vô cùng hiệu quả, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo trong tiến trình hòa giải.
Vài ngày trước, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiếp xúc, thẳng thắn bàn luận về vấn đề này. Ông Khalid nhấn mạnh, động thái phần nào cho thấy thành ý và nguyện vọng của hai bên trong giải quyết tranh chấp bằng hòa bình đối thoại. Đây là màn khởi đầu khá suôn sẻ và hứa hẹn nhiều thuận lợi. Nếu Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên trì biện pháp này, hòa bình ổn định biển Đông sẽ gần như chắc chắn được tái lập.
Với tư cách là một nước lớn trong khu vực, Trung Quốc nên giải quyết vấn đề một cách khéo léo và êm xuôi. Chỉ có thể tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm ngoại giao của mình, tăng cường tiếp xúc với các bên liên quan mới xóa bỏ tận gốc những quan ngại của các nước về một “rồng Trung Quốc” đang ôm mộng bá chiếm biển Đông.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cần kiên nhẫn giải thích nhiều hơn và tỉ mỉ hơn về chủ quyền tại vùng biển này và sử dụng luật pháp quốc tế để chứng minh Trung Quốc không hề cậy lớn để uy hiếp nước bé.
Ông Khalid khẳng định, Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng làm tốt những điều này, quan trọng là đôi khi cần bình tâm suy ngẫm và đặt mình vào vị trí của nước khác để thấu hiểu và cảm thông với quan điểm, tâm trạng của láng giềng.
Không khó để các chính trị gia, các học giả nước này đưa ra những phát ngôn, tuyên bố thuyết phục hơn tại các hội nghị quốc tế bằng việc vận dụng tài ngoại giao mềm dẻo của mình, quan trọng là Chính phủ biết tận dụng mọi phương tiện, mọi cá nhân đủ khả năng để tuyên truyền đường lối chính sách, lập trường tư tưởng và bảo vệ uy tín của nước này trước cộng đồng quốc tế.
Chuyên gia này gợi ý, kênh tiếng Anh của đài truyền hình trung ương Trung Quốc có thể mời các chuyên gia nước ngoài tham dự và phát biểu tại các buổi hội đàm, thảo luận về vấn đề biển Đông. Đừng nghĩ đây là vấn đề nhạy cảm mà né tránh. Mặt khác, cần tăng cường biện luận, đặc biệt là biện luận với các chuyên gia nước ngoài để bày tỏ lập trường rõ ràng của mình với các bên liên quan trên biển Đông và với toàn thế giới.
Nazery Khalid nhắc khéo: Trung Quốc nên tự tin với vị trí quan trọng của mình tại châu Á, mà trước hết là tầm ảnh hưởng sâu rộng của kinh tế nước này với toàn khu vực. Ông nhấn mạnh, nếu tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc không thể duy trì đà tăng từ 9 - 10%, các quốc gia khác trong khu vực cũng khó lòng đứng vững. Do vậy, vấn đề biển Đông cũng phụ thuộc khá nhiều vào động thái của Bắc Kinh. Với vai trò nước lớn của mình, hy vọng Trung Quốc sẽ nổi lên là người “phất cờ”, làm gương trong việc sử dụng biện pháp ngoại giao để giải tỏa căng thẳng và tái thiết môi trường hòa bình, ổn định toàn khu vực.
Theo ông, dù các bên vẫn chưa thống nhất và giải quyết triệt để vấn đề vạch định ranh giới lãnh hải, Bắc Kinh trước hết hãy “hạ hỏa” và “nhu mì” khởi động tiến trình hòa giải biển Đông bằng việc “vui vẻ” bắt tay với các nước trong khu vực để xử lý ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khảo sát sinh vật biển. Nghe có vẻ “lạc đề”, nhưng đây lại là “khúc dạo đầu” đầy ý nghĩa để giúp các bên dần xóa bỏ nghi ngại và bằng lòng ngồi vào bàn đàm phán.
Đồng thời, Trung Quốc nói riêng và các nước liên quan nói chung cần hết sức kiềm chế những phát ngôn hung hăng, “sặc mùi” khẩu chiến, bởi động thái này càng khiến mọi chuyện thêm rối ren, phức tạp.
Vì vậy, hãy chấm dứt mọi tranh luận, đấu khẩu công khai trên các phương tiện truyền thông và cùng ngồi bàn bạc để tìm ra phương án hợp lý nhất. Chuyên gia Khalid ví von tiến trình này phải tuần tự như công việc của người nông dân thu hoạch quả chín. Bước đầu hãy hái quả ở những cành thấp, rồi với tới cành cao. Giải quyết mâu thuẫn trên biển Đông cũng vậy, các bên và đặc biệt Trung Quốc không thể nóng vội và đốt cháy giai đoạn. Chấm dứt “đấu khẩu” chính là công đoạn đầu tiên nhưng vô cùng hiệu quả, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo trong tiến trình hòa giải.
Vài ngày trước, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiếp xúc, thẳng thắn bàn luận về vấn đề này. Ông Khalid nhấn mạnh, động thái phần nào cho thấy thành ý và nguyện vọng của hai bên trong giải quyết tranh chấp bằng hòa bình đối thoại. Đây là màn khởi đầu khá suôn sẻ và hứa hẹn nhiều thuận lợi. Nếu Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên trì biện pháp này, hòa bình ổn định biển Đông sẽ gần như chắc chắn được tái lập.
Với tư cách là một nước lớn trong khu vực, Trung Quốc nên giải quyết vấn đề một cách khéo léo và êm xuôi. Chỉ có thể tận dụng kỹ năng, kinh nghiệm ngoại giao của mình, tăng cường tiếp xúc với các bên liên quan mới xóa bỏ tận gốc những quan ngại của các nước về một “rồng Trung Quốc” đang ôm mộng bá chiếm biển Đông.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cần kiên nhẫn giải thích nhiều hơn và tỉ mỉ hơn về chủ quyền tại vùng biển này và sử dụng luật pháp quốc tế để chứng minh Trung Quốc không hề cậy lớn để uy hiếp nước bé.
Ông Khalid khẳng định, Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng làm tốt những điều này, quan trọng là đôi khi cần bình tâm suy ngẫm và đặt mình vào vị trí của nước khác để thấu hiểu và cảm thông với quan điểm, tâm trạng của láng giềng.
Không khó để các chính trị gia, các học giả nước này đưa ra những phát ngôn, tuyên bố thuyết phục hơn tại các hội nghị quốc tế bằng việc vận dụng tài ngoại giao mềm dẻo của mình, quan trọng là Chính phủ biết tận dụng mọi phương tiện, mọi cá nhân đủ khả năng để tuyên truyền đường lối chính sách, lập trường tư tưởng và bảo vệ uy tín của nước này trước cộng đồng quốc tế.
Chuyên gia này gợi ý, kênh tiếng Anh của đài truyền hình trung ương Trung Quốc có thể mời các chuyên gia nước ngoài tham dự và phát biểu tại các buổi hội đàm, thảo luận về vấn đề biển Đông. Đừng nghĩ đây là vấn đề nhạy cảm mà né tránh. Mặt khác, cần tăng cường biện luận, đặc biệt là biện luận với các chuyên gia nước ngoài để bày tỏ lập trường rõ ràng của mình với các bên liên quan trên biển Đông và với toàn thế giới.
Nazery Khalid nhắc khéo: Trung Quốc nên tự tin với vị trí quan trọng của mình tại châu Á, mà trước hết là tầm ảnh hưởng sâu rộng của kinh tế nước này với toàn khu vực. Ông nhấn mạnh, nếu tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc không thể duy trì đà tăng từ 9 - 10%, các quốc gia khác trong khu vực cũng khó lòng đứng vững. Do vậy, vấn đề biển Đông cũng phụ thuộc khá nhiều vào động thái của Bắc Kinh. Với vai trò nước lớn của mình, hy vọng Trung Quốc sẽ nổi lên là người “phất cờ”, làm gương trong việc sử dụng biện pháp ngoại giao để giải tỏa căng thẳng và tái thiết môi trường hòa bình, ổn định toàn khu vực.
0 nhận xét