Một trong ba chủ đề cho phần bài luận là: "Osama, cái gai xuyên qua trái tim của những kẻ ngoại đạo".
Cuộc thi văn chương ở trường ĐH danh tiếng Punjab cho thấy chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở các trường ĐH ngày càng lớn mạnh. Các nhóm cực đoang đang nỗ lực nâng cao hình ảnh và ảnh hưởng ngay tại Thủ đô văn hoá của Pakistan là Lahore.
Cuộc thi văn chương ở trường ĐH danh tiếng Punjab cho thấy chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở các trường ĐH ngày càng lớn mạnh. Các nhóm cực đoang đang nỗ lực nâng cao hình ảnh và ảnh hưởng ngay tại Thủ đô văn hoá của Pakistan là Lahore.
Những người tổ chức cuộc thi giấu kín tính danh của mình nhưng nhiều sinh viên và giáo viên nghi ngờ cuộc thi được tổ chức bởi nhóm sinh viên Hồi giáo Islami Jamiat Talaba đầy quyền lực - phe nhóm đang cố gắng áp đặt quan điểm tôn giáo bảo thủ lên các sinh viên khác trong trường.
Nhóm tổ chức cuộc thi xác định bản thân họ chỉ là "Những người mến mộ Sheik" (ám chỉ bin Laden - người thường được gọi là "Sheik") và cung cấp một địa chỉ email cho các thí sinh để gửi bài dự thi vào 30/6. Và giải thưởng dành cho người chiến thắng cũng không được công khai.
Nhiều sinh viên nói rằng họ phản đối cuộc thi, phản ánh họ chẳng mặn mà với bin Laden, al Qaeda và các nhóm chiến binh. "Kẻ giết người không thể là người vĩ đại", sinh viên Ali Akbar nói.
Nhóm tổ chức cuộc thi xác định bản thân họ chỉ là "Những người mến mộ Sheik" (ám chỉ bin Laden - người thường được gọi là "Sheik") và cung cấp một địa chỉ email cho các thí sinh để gửi bài dự thi vào 30/6. Và giải thưởng dành cho người chiến thắng cũng không được công khai.
Nhiều sinh viên nói rằng họ phản đối cuộc thi, phản ánh họ chẳng mặn mà với bin Laden, al Qaeda và các nhóm chiến binh. "Kẻ giết người không thể là người vĩ đại", sinh viên Ali Akbar nói.
Bin Laden là thần tượng của nhiều thành viên nhóm hồi giáo Islami Jamiat Talaba. |
“Bất kể ai là bạn của Mỹ đều là kẻ phản bội.” Lãnh đạo nhóm sinh viên Zubair Safdar, kêu gọi trong dịp trả lời phỏng vấn hãng thông tấn AP.
Quan điểm này của Zubair nhận được sự hưởng ứng mù quáng từ một sinh viên 19 tuổi, Bismah Khan, khi cô xem những tấm áp phích quảng bá cuộc thi.
Tham vọng ngày càng gia tăng của nhóm Hồi Giáo này làm dấy lên lo ngại về tư tưởng bảo thủ cực đoan của tầng lớp trí thức tập trung đông đảo ở các trường ĐH của Pakistan.
Và dù nhiều sinh viên hoàn toàn từ chối quan điểm của Islami Jamiat Talaba thì sự lớn mạnh của nó vẫn phản ánh thực tế: chính quyền Pakistan dường như không dám đối phó với nhóm Hồi giáo đầy quyền lực này.
Trung tâm nghiên cứu Pew vừa tiến hành một cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 12% người Pakistan có cái nhìn tích cực với al Qaeda. Nhưng cũng chỉ có 10% ủng hộ hải quân Mỹ, SEAL - đơn vị đặc nhiệm tiêu diệt bin Laden trên lãnh thổ Pakistan ngày 2/5/2011, không xa Thủ đô Islamabat là bao.
Những phát ngôn tôn giáo có khả năng bị hiểu nhầm là chống lại thế giới Hồi giáo, có thể gây ảnh hưởng về mặt thương mại cho ĐH Pinjab - ĐH mỗi năm tuyển 30.000 sinh viên.
Nhóm Islami Jamiat Talaba giành quyền kiểm soát rất hiệu quả của việc điều hành và sẽ gửi tới tất cả các sinh viên trong nhóm một quy định cấm nghiêm ngặt đối với những người theo đạo Hồi. Cấm âm nhạc, thậm chí cấm nam nữ ngồi gần nhau bên ngoài lớp học.
"Thần tượng của họ là những người như Osama bin Laden và lãnh đạo Taliban Mullah Omar", ông Sajid Ali, trưởng khoa Triết, ĐH Punjab nói.
Trước đó, một người thuộc tổ quản lý về “Đức hạnh và Thói xấu” hành hung một nam sinh viên triết học vì ngồi với một bạn nữ, Khurram Shahzad, người đứng đầu nhóm sinh viên và là phát ngôn viên của trường ĐH tiết lộ. Thậm chí, những giáo viên chống lại cũng trở thành mục tiêu tấn công.
"Trường ĐH không phải là nơi hẹn hò. Nếu nam thanh nữ tú cầm tay nhau đi bộ, ngồi dựa lưng vào nhau hay nằm dài trên cỏ với nhau đều là sự nhạo báng văn hóa Hồi giáo”, Safdar nói.
Trong cuộc biểu tình phản đối việc hành hung ở trường ĐH, các sinh viên học ngành triết học, chủ yếu là các nữ sinh hét lớn: "Jamiat cút hết đi!" và "Jamiat, thật đáng hổ thẹn!" Nhưng một số thành viên của nhóm Islami Jamiat Talaba xuất hiện và dẹp hết đám người biểu tình.
Những nỗ lực của chính quyền để kiểm soát nhóm này bị cản trở bởi sự ảnh hưởng của tổ chức mẹ, nhóm Jamaat-e-Islami, có quan hệ thân thiết với các chính trị gia, một giáo viên nói.
Đầu năm nay, các thành viên của cả hai nhóm này tập hợp hàng chục nghìn người Pakistan để kêu gọi ủng hộ cho kẻ sát nhân giết thống đốc tỉnh vì dám công khai chỉ trích sự khắc nghiệt của luật lệ Hồi giáo.
Biểu tình chống báng bổ đạo Hồi tại Pakistan |
Một trong những cách để nhóm sinh viên Hồi giáo gia tăng ảnh hưởng trong trường ĐH đó là phân phát thức ăn miễn phí dành cho tân sinh viên đến từ nông thôn. Thậm chí họ còn cung cấp miễn phí các dịch vụ như giặt và cho sinh viên mới một vị trí xứng đáng trong nhóm, để những sinh viên này nếm trải cảm giác lãnh đạo. “Những sinh viên mới rất dễ bị dụ dỗ. Và họ chịu ảnh hưởng một cách nhanh chóng”, ông Naumana Amjad, một trợ giảng môn tâm lý học cho biết.
Trong khi đó, giới chức Pakistan lo ngại về việc tầng lớp trí thức Pakistan tham gia ngày càng tích cực trong các nhóm chiến binh so với nhóm sinh viên nghèo từ các trường Hồi giáo cực đoan ở những vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước.
Năm ngoái, một thanh niên người Mỹ gốc Pakistan cố gắng kích nổ một quả bom xe hơi ngay tại quảng trường Thời Đại, New York, Mỹ. Người này tên là Faisal Shahzad, được giáo dục tốt và đến từ một gia đình giàu có ở Pakistan.
Theo hồ sơ của cảnh sát, một bác sĩ y khoa và một kỹ sư bị cáo buộc tham gia cuộc tấn công vào văn phòng khu vực của cơ quan tình báo Pakistan ở Lahore năm 2009. Hai bác sĩ khác bị cáo buộc hỗ trợ y tế cho các chiến binh tấn công khách sạn Marriott tại Islamabad trong năm 2008 và hai nhà thờ Hồi giáo của giáo phái thiểu số Ahmadi ở Lahore trong năm 2010.
Ba cựu thành viên của Islami Jamiat Talaba bị cáo buộc là chủ mưu và hỗ trợ cho một nhóm cảm tử quân của Taliban tấn công một nhà thờ gần căn cứ quân sự ở thành phố Rawalpindi năm 2009, giết chết 35 người.
Hafiz Mohammad Iqbal, trưởng khoa đào tạo tại ĐH Punjab cho biết, sinh viên dễ bị các nhóm cực đoan dụ dỗ vì chất lượng giáo dục tại các trường công lập cực đoan vì chất lượng giáo dục kém hơn các trường tư cùng với viễn cảnh có thể thất nghiệp sau khi tốt nghiệp. Môi trường này có thể khiến sinh viên chịu "sự chỉ đạo của chủ nghĩa cực đoan”.
0 nhận xét