Thế giới 24h: Nguy cơ EU đối mặt cơn “địa chấn” kinh tế

Theo tờ New York Times (Mỹ), trong 2 ngày (11 và 12-7), các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ, để bàn về vấn đề nợ và giải cứu Hy Lạp. Tuy nhiên, theo một quan chức của EU, chương trình nghị sự lần này không đơn thuần chỉ nói về Hy Lạp mà còn bao gồm cả nội dung liên quan đến các khoản nợ của Ý, quốc gia có nguy cơ trở thành Hy Lạp thứ 2.
  • Nợ chiếm 120% GDP
Theo thống kê mới nhất được New York Times trích dẫn, nợ công của Ý hiện chiếm 120% GDP của nước này.
Từ cuối năm ngoái, do lo ngại Ý không thể thanh toán được các món nợ khổng lồ, nhiều nhà đầu tư đã đẩy lãi suất cho vay lên cao. Lãi suất đi vay trong 10 năm của Ý hiện tăng thêm 2,36%, đạt mức 5,27%, trong khi chỉ số chứng khoán blue-chip của Ý, FTSE MIB, giảm 3,5%. Các nhà đầu tư càng trở nên nóng ruột khi Chính phủ Ý vẫn chưa đạt được đồng thuận về cắt giảm ngân sách mới, trong đó bao gồm các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Giải quyết nợ của Hy Lạp chưa xong, lãnh đạo EU lại phải đau đầu với Ý.


Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết sẽ giải ngân khoản tiền 3,2 tỷ EUR cho Hy Lạp như là một phần trong gói cứu trợ chung với EU dành cho quốc gia nợ nần chồng chất này. Khoản giải ngân mới nhất trên là một phần trong gói cứu trợ kéo dài 3 năm trị giá 110 tỷ của EU và IMF, diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo và các ngân hàng của châu Âu đang nỗ lực để đạt được việc tái cơ cấu đối với khối nợ của Hy Lạp nhằm giảm bớt áp lực lên Athens và ngăn chặn vỡ nợ.


Hơn thế, bất đồng giữa Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi và Bộ trưởng Tài chính Giulio Tremonti, ngày một tăng càng khiến dư luận lo lắng về khả năng giải quyết núi nợ của Ý. Ông Tremonti được đánh giá rất cao với khả năng ổn định nền kinh tế Ý trong suốt thời kỳ khủng hoảng cũng như kiểm soát thâm hụt ngân sách trong thời gian qua.
 
Theo giới phân tích, nếu như Thủ tướng Berlusconi tiếp tục bất đồng với ông Tremonti và Bộ trưởng Tài chính Ý trở thành “nạn nhân chính trị”, chắc chắn kinh tế Ý sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng nợ tương tự Hy Lạp.

Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland là những nền kinh tế tương đối nhỏ nhưng cũng đủ làm EU lung lay. Giờ đây, nếu Ý, nền kinh tế có quy mô lớn gấp 2 lần so với 3 nền kinh tế trên cộng lại, vỡ nợ chắc chắn sẽ tạo nên cơn “địa chấn” kinh tế ở châu Âu. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu EU không có các giải pháp hỗ trợ Ý thoát cảnh nợ nần một cách hiệu quả, trong khi các nhà đầu tư tiếp tục đẩy lãi suất cho vay của Ý lên ngưỡng bất ổn.
  • Trấn an dư luận
Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Aix-en-Provence (Pháp) ngày 11-7, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Jean-Claude Trichet, đã phải thốt lên rằng EU đang ở “tâm chấn” của cuộc khủng hoảng nợ và đã trở thành vấn đề quan tâm của cả thế giới. Ông Trichet thúc giục lãnh đạo các chính phủ thuộc EU nỗ lực cải tổ, không để EU rơi vào vực sâu nợ nần.

Tuy nhiên, ông Dirk De Backer, người phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng châu Âu đã trấn an dư luận, bác bỏ viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng nợ sẽ xuất hiện tại EU.
Theo ông Backer, cuộc họp với sự góp mặt của ông Herman Van Rompuy (Chủ tịch Hội đồng châu Âu) ông JoseManuel Barroso (Chủ tịch Ủy ban châu Âu) ông Jean-Claude Juncker (người đứng đầu nhóm Bộ trưởng Tài chính châu Âu)… chỉ đơn thuần là một cuộc họp để thảo luận về các giải pháp, giải ngân gói cứu trợ Hy Lạp.
Theo dự kiến, ông Vittorio Grilli, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Ý, cũng sẽ tham dự các cuộc hội thảo. Tuy nhiên, ông Backer cho biết ông Grilli tham gia cuộc họp với tư cách là người đứng đầu Ủy ban Kinh-Tài của EU chứ không phải để thảo luận về tình hình kinh tế của Ý.
ĐỖ VĂN
Theo SGGP

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia