>>‘Giang Trạch Dân qua đời chỉ là tin đồn’
Lãnh đạo tài tình
Ông Giang Trạch Dân sinh ra trong một gia đình trí thức ở Dương Châu, Giang Tô. Ông tốt nghiệp ĐH Giao Thông Thượng Hải chuyên ngành điện.
Trong thời gian học ĐH, ông Giang tích cực tham gia các phong trào của thanh niên dưới sự dẫn dắt của đảng Cộng sản và gia nhập đội ngũ của đảng năm 1946.
Trong thời gian học ĐH, ông Giang tích cực tham gia các phong trào của thanh niên dưới sự dẫn dắt của đảng Cộng sản và gia nhập đội ngũ của đảng năm 1946.
Vào thời điểm Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, ông Giang được bầu làm phó Giám đốc một nhà máy. Năm 1955, ông sang Liên Xô học tập và làm việc tại nhà máy ô tô Stalin.
Khi về nước, ông chuyển sang làm các công việc quản lý của Chính phủ và bắt đầu thăng tiến. Năm 1985 ông trở thành Chủ tịch thành phố Thượng Hải và sau đó là Bí thư thành uỷ Thượng Hải.
Khi về nước, ông chuyển sang làm các công việc quản lý của Chính phủ và bắt đầu thăng tiến. Năm 1985 ông trở thành Chủ tịch thành phố Thượng Hải và sau đó là Bí thư thành uỷ Thượng Hải.
Tiếp đó, ông giữ chức Chủ tịch thành phố Thượng Hải, đã lập một loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm sử dụng nguồn vốn nước ngoài. Nhờ đó, thành phố thu về được 3,2 tỷ USD từ thị trường vốn nước ngoài, trong đó 1,4 tỷ USD được sử dụng để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khắp thành phố, cầu Nanpu, xử lý nguồn nước thải, phát triển hạ tầng viễn thông. Điều này mang lại những thay đổi đáng kể cho bộ mặt cũng như đời sống người dân Thượng Hải.
Thành công này mang lại bước đột phá mới cho sự nghiệp chính trị của ông. Năm 1987, ông trở thành thành viên trong Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 6/1989, ông chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) trong bối cảnh Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế lẫn ngoại giao.
Tháng 6/1989, ông chính thức đảm nhiệm chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) trong bối cảnh Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế lẫn ngoại giao.
Chỉ trong vài năm nắm quyền, ông Giang mang lại những thay đổi lớn cho đất nước. GNP của Trung Quốc tăng ồn định ở mức nhanh nhất trên thế giới 12,1% và Bắc Kinh đã trải qua một “giai đoạn chính trị ổn định với nhiều hoạt động ngoại giao tích cực và đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể”.
Uy tín của ông Giang (giữa) không ngừng được nâng cao nhờ khả năng lãnh đạo tài tình. |
Nhờ thành công vang dội này, ông Giang Trạch Dân được tái cử chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15. Việc ông được tái cử chức vụ cao nhất của đảng Cộng sản với 58 triệu đảng viên được đánh giá là thước đo sự tín nhiệm của nhân dân Trung Quốc đối với ông.
Đến tháng 3/1993, ông đắc cử Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong thời gian lãnh đạo, ông luôn đề cao lòng tự tôn dân tộc và sự đoàn kết trong nhân dân.
Tiếp tục được tín nhiệm nên sau đó ông Giang được bầu làm Chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương. People’s Daily cho rằng, sự thăng tiến không ngừng này của ông Giang hoàn toàn phù hợp với tài năng xuất chúng cũng như những thành quả mà ông mang lại cho đất nước.
Ông Giang Trạch Dân là người có khả năng nói nhiều ngoại ngữ, gồm tiếng Rumania, Nga và Anh. Một trong những sở thích của ông là tiếp đón các vị khách nước ngoài với những cuộc nói chuyện bên lề về văn học và nghệ thuật bằng ngôn ngữ của họ, ngoài ra còn hát những bài hát ngoại quốc bằng nguyên ngữ.
Chú trọng quan hệ Việt - Trung
Tháng 11/1991, sau khi Trung Quốc và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau, sự giao lưu và hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và văn hoá ngày càng mở rộng và sâu sắc.
Trong bối cảnh đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân "phát kiến" 16 chữ vàng là phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".
Tháng 11/2000, khi hội đàm với Tổng bí thư mới đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đến thăm, ông Giang Trạch Dân nêu rõ, 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước.
Theo ông, "ổn định lâu dài" là nhấn mạnh tình hữu nghị Trung Việt là phù hợp với lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình hình nào đều phải giữ sự ổn định và phát triển lành mạnh của quan hệ hữu nghị, khiến nhân dân hai nước đời đời hữu nghị với nhau.
"Hướng tới tương lai" là phải xuất phát từ hiện nay, nhìn về lâu dài, kế thừa truyền thống, mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ Trung Việt trong khi "hữu nghị láng giềng" là yêu cầu hai bên phải làm người láng giềng tốt, người bạn tốt, trước sau xử lý mọi vấn đề trong quan hệ hai nước với tinh thần hữu nghị láng giềng.
"Hợp tác toàn diện" là phải không ngừng củng cố, mở rộng và sâu sắc sự giao lưu và hợp tác giữa hai đảng, hai nước trong mọi lĩnh vực, để mưu cầu hạnh phúc cho hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời góp phần cho việc giữ gìn và thúc đẩy nền hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực.
Việc xác định phương châm 16 chữ vàng khiến quan hệ hai đảng, hai nước Việt Trung thu được tiến triển quan trọng mới. Thực hiện phương châm 16 chữ vàng, trong những năm qua lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nhà nước liên tục có các chuyến thăm quan trọng, nhằm không ngừng vun đắp, đưa quan hệ hữu nghị đặc biệt đồng chí anh em lên tầm cao mới.
Một số hình ảnh trong quá trình lãnh đạo đất nước của ông Giang Trạch Dân:
0 nhận xét