Giá cá tra loại 1 vào thời điểm cuối tháng 5 là 27.5000 đồng một kg, đến nay chỉ còn 24.000 đồng. Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm HTX thủy sản Khánh Hòa (huyện Châu Phú, An Giang), giá cá tra quay đầu giảm từ cuối tháng 5 cũng giống như thời điểm cách đây 6 năm.
Doanh nghiệp “đè” người nuôi
Theo ông Nguyên, nếu như 6 năm trước, con cá tra bị doanh nghiệp tung tin đồn nhiễm khuẩn khiến giá cá đang ở mức 14.000 đồng một kg tuột xuống còn 10.000 đồng, nhiều người nuôi lâm vào tình trạng phá sản. Về việc cá tra rớt giá thê thảm lần này, ông Nguyên đặt nghi vấn liệu có phải doanh nghiệp tung tin đồng lượng cá còn nhiều nên làm giá giảm mạnh. “Việc này gây hậu quả rất nghiêm trọng cho người nuôi, nông dân lại phá sản thêm lần nữa”, ông Nguyên nói.
Ông Nguyên nói rằng doanh nghiệp “ngồi mát ăn bát vàng” và dẫn chứng giá thành sản xuất ra 1kg cá phi lê khoảng 40.000 đồng một kg, xuất qua thị trường Mỹ có từ 5-6 USD (khoảng 80.000 - 90.000 đồng một kg), thì doanh nghiệp lời 30.000 - 40.000 đồng một kg (chưa kể bán phụ phẩm), trong khi người nuôi lời chỉ 1.000 đồng. Nói vậy để thấy người nuôi cá chịu quá nhiều rủi ro, thêm vào đó doanh nghiệp lại “bẻ kèo” khi ký hợp đồng bắt cá hoặc chiếm dụng vốn của nông dân. Anh Huỳnh Ngọc Minh Tuấn, ở huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ), cho biết, doanh nghiệp đồng ý ngày 24/7 sẽ bắt khoảng 50 tấn cá, nhưng mới đây họ dời lại tuần sau. Anh Tuấn lo lắng “mình rơi vào tình cảnh của những người nuôi trước đây, khi cá mới 850gr một con thì kêu bán, nhưng doanh nghiệp cứ hẹn lần hẹn lựa đến khi đến bắt thì cá đã trên 1kg mỗi con, doanh nghiệp bỏ về không mua.
Chủ nhiệm HTX Thới An (quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) ông Nguyễn Ngọc Hải cho rằng người nuôi cá đang bị đối xử thiếu công bằng. Nông dân trồng lúa được mua lúa tạm trữ để bảo đảm lợi nhuận 30%; người chăn nuôi gia súc, gia cầm khi bị dịch bệnh cũng được hỗ trợ. Còn người nuôi cá tra không được hỗ trợ bất cứ gì, lại phải đối mặt với nhiều rủi ro. Khẳng định có tình trạng lượng cá tồn đọng (cá quá size) lên đến 30.000 tấn như một số phương tiện thông tin nêu, ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch hội nghề cá An Giang, cho rằng không loại trừ khả năng doanh nghiệp tung tin đồn lượng cá thừa để giá cá giảm.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Cafatex (Hậu Giang), đề nghị Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Bộ NN-PTNT điều tra tại sao giá xuống. Bởi theo ông Kịch, giá giảm thì có tác động từ phía thị trường đang vào hè nên nhu cầu ít, nhưng không đến nổi giá cá tra xuống quá thấp như hiện nay.
Sẽ có size cho cá tra
Tại hội nghị sơ kết tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra 6 tháng đầu năm được tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 22/7, Tổng cục thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết, xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm nay đạt 319.359 tấn, trị giá 828,6 triệu USD, tăng 4,9% về sản lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cá tra có lúc được doanh nghiệp thu mua đến 28.000 - 29.000 đồng một kg, người nuôi phấn khởi. Tuy nhiên, chỉ có 4 tháng đầu năm là tình hình sản xuất, tiêu thụ thuận lợi, còn từ cuối tháng 5 trở lại đây, giá thu mua và giá xuất khẩu đều giảm mạnh. Cá tra chỉ còn 24.000 đồng một kg, trong khi giá thành sản xuất cũng ở mức đó, người nuôi lỗ nặng. Thêm vào đó doanh nghiệp chỉ mua cá dưới 1kg, cá trên 1kg khó tiêu thụ dẫn đến tồn đọng.
Trao đổi với Đất Việt, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, cho biết, lượng cá tồn đọng nhiều nhất là thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang. Sau khi đi thực tế tại An Giang và Đồng Tháp, ông Tám khẳng định, lượng cá tồn đọng tại ĐBSCL chỉ khoảng 5.000 tấn chứ không phải 30.000 tấn như một số phương tiện thông tin nêu.
Theo ông Nguyễn Văn Kịch, người nuôi không có lỗi, lỗi là ở doanh nghiệp. Ông Kịch thông tin thêm, do thị trường Mỹ chỉ thích cá cở nhỏ, từ 400 - 850gr mỗi con và doanh nghiệp thường đặt mua số hàng lớn. Thế nhưng nông dân không hề biết được thông tin này, vì trước giờ cá 1kg mỗi con vẫn bán bình thường, đột nhiên đến tháng 6 doanh nghiệp chỉ mua cá cỡ 850gr.
Về size cá, ông Tám yêu cầu VASEP nghiên cứu và có hướng dẫn thông báo công khai, đặc biệt doanh nghiệp khi ký hợp đồng mua cá của người nuôi cần ghi rõ trong hợp đồng size bao nhiêu để tránh tình trạng doanh nghiệp “bẻ kèo”. Đồng thời, Tổng Cục Thủy sản cần nghiên cứu xem cá tra ở size nào thì chế biến hiệu quả nhất về mặt kinh tế. Ông Tám cũng khuyến cáo người nuôi cá nên liên kết theo mô hình như nuôi gia công hoặc thành lập hợp tác xã nuôi theo hướng công nghiệp và nuôi bằng thức ăn công nghiệp để tránh rủi ro.
Doanh nghiệp “đè” người nuôi
Theo ông Nguyên, nếu như 6 năm trước, con cá tra bị doanh nghiệp tung tin đồn nhiễm khuẩn khiến giá cá đang ở mức 14.000 đồng một kg tuột xuống còn 10.000 đồng, nhiều người nuôi lâm vào tình trạng phá sản. Về việc cá tra rớt giá thê thảm lần này, ông Nguyên đặt nghi vấn liệu có phải doanh nghiệp tung tin đồng lượng cá còn nhiều nên làm giá giảm mạnh. “Việc này gây hậu quả rất nghiêm trọng cho người nuôi, nông dân lại phá sản thêm lần nữa”, ông Nguyên nói.
Ông Nguyên nói rằng doanh nghiệp “ngồi mát ăn bát vàng” và dẫn chứng giá thành sản xuất ra 1kg cá phi lê khoảng 40.000 đồng một kg, xuất qua thị trường Mỹ có từ 5-6 USD (khoảng 80.000 - 90.000 đồng một kg), thì doanh nghiệp lời 30.000 - 40.000 đồng một kg (chưa kể bán phụ phẩm), trong khi người nuôi lời chỉ 1.000 đồng. Nói vậy để thấy người nuôi cá chịu quá nhiều rủi ro, thêm vào đó doanh nghiệp lại “bẻ kèo” khi ký hợp đồng bắt cá hoặc chiếm dụng vốn của nông dân. Anh Huỳnh Ngọc Minh Tuấn, ở huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ), cho biết, doanh nghiệp đồng ý ngày 24/7 sẽ bắt khoảng 50 tấn cá, nhưng mới đây họ dời lại tuần sau. Anh Tuấn lo lắng “mình rơi vào tình cảnh của những người nuôi trước đây, khi cá mới 850gr một con thì kêu bán, nhưng doanh nghiệp cứ hẹn lần hẹn lựa đến khi đến bắt thì cá đã trên 1kg mỗi con, doanh nghiệp bỏ về không mua.
Cá tra có thể đang bị doanh nghiệp làm giá. |
Chủ nhiệm HTX Thới An (quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) ông Nguyễn Ngọc Hải cho rằng người nuôi cá đang bị đối xử thiếu công bằng. Nông dân trồng lúa được mua lúa tạm trữ để bảo đảm lợi nhuận 30%; người chăn nuôi gia súc, gia cầm khi bị dịch bệnh cũng được hỗ trợ. Còn người nuôi cá tra không được hỗ trợ bất cứ gì, lại phải đối mặt với nhiều rủi ro. Khẳng định có tình trạng lượng cá tồn đọng (cá quá size) lên đến 30.000 tấn như một số phương tiện thông tin nêu, ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch hội nghề cá An Giang, cho rằng không loại trừ khả năng doanh nghiệp tung tin đồn lượng cá thừa để giá cá giảm.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Cafatex (Hậu Giang), đề nghị Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Bộ NN-PTNT điều tra tại sao giá xuống. Bởi theo ông Kịch, giá giảm thì có tác động từ phía thị trường đang vào hè nên nhu cầu ít, nhưng không đến nổi giá cá tra xuống quá thấp như hiện nay.
Sẽ có size cho cá tra
Tại hội nghị sơ kết tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra 6 tháng đầu năm được tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 22/7, Tổng cục thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết, xuất khẩu cá tra trong 6 tháng đầu năm nay đạt 319.359 tấn, trị giá 828,6 triệu USD, tăng 4,9% về sản lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cá tra có lúc được doanh nghiệp thu mua đến 28.000 - 29.000 đồng một kg, người nuôi phấn khởi. Tuy nhiên, chỉ có 4 tháng đầu năm là tình hình sản xuất, tiêu thụ thuận lợi, còn từ cuối tháng 5 trở lại đây, giá thu mua và giá xuất khẩu đều giảm mạnh. Cá tra chỉ còn 24.000 đồng một kg, trong khi giá thành sản xuất cũng ở mức đó, người nuôi lỗ nặng. Thêm vào đó doanh nghiệp chỉ mua cá dưới 1kg, cá trên 1kg khó tiêu thụ dẫn đến tồn đọng.
Trao đổi với Đất Việt, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, cho biết, lượng cá tồn đọng nhiều nhất là thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang. Sau khi đi thực tế tại An Giang và Đồng Tháp, ông Tám khẳng định, lượng cá tồn đọng tại ĐBSCL chỉ khoảng 5.000 tấn chứ không phải 30.000 tấn như một số phương tiện thông tin nêu.
Theo ông Nguyễn Văn Kịch, người nuôi không có lỗi, lỗi là ở doanh nghiệp. Ông Kịch thông tin thêm, do thị trường Mỹ chỉ thích cá cở nhỏ, từ 400 - 850gr mỗi con và doanh nghiệp thường đặt mua số hàng lớn. Thế nhưng nông dân không hề biết được thông tin này, vì trước giờ cá 1kg mỗi con vẫn bán bình thường, đột nhiên đến tháng 6 doanh nghiệp chỉ mua cá cỡ 850gr.
Về size cá, ông Tám yêu cầu VASEP nghiên cứu và có hướng dẫn thông báo công khai, đặc biệt doanh nghiệp khi ký hợp đồng mua cá của người nuôi cần ghi rõ trong hợp đồng size bao nhiêu để tránh tình trạng doanh nghiệp “bẻ kèo”. Đồng thời, Tổng Cục Thủy sản cần nghiên cứu xem cá tra ở size nào thì chế biến hiệu quả nhất về mặt kinh tế. Ông Tám cũng khuyến cáo người nuôi cá nên liên kết theo mô hình như nuôi gia công hoặc thành lập hợp tác xã nuôi theo hướng công nghiệp và nuôi bằng thức ăn công nghiệp để tránh rủi ro.
0 nhận xét