“Gã khổng lồ” Nokia đã và đang bị các hãng mới nổi lên cạnh tranh mạnh mẽ và bị đánh bại trên nhiều thị trường điện thoại di động thế giới.
Liên tiếp bị thảm bại trên nhiều thị trường thế giới, kể từ tháng 2/2011, ban lãnh đạo Nokia đã đưa ra “Chiến lược mới tái cơ cấu doanh nghiệp”, chuyển đổi sản xuất để thích ứng với tình hình mới. Kế họach tái cơ cấu tiến hành trong 12 tháng tới cuối năm 2012, bao gồm những biện pháp chủ yếu sau:
- Một là cắt giảm nhân viên để giảm chi phí hành chính. Đến cuối năm 2012, Nokia sẽ cắt giảm 1.400 nhân viên ở đại bản doanh Phần Lan. Tiếp đó hợp tác với các hãng để chuyển bớt thị phần và nhân viên, như hợp tác Erricson và chuyển 3.000 nhân viên kỹ thuật cho hãng này. Dự kiến tới cuối năm 2012, Nokia sẽ cắt giảm 7.000 nhân viên, chiếm 12% tổng số nhân viên của hãng trên thế giới.
- Hai là đóng cửa các chi nhánh tiêu thụ ở các thị trường không thể cạnh tranh để giữ vốn chờ thời đầu tư vào hạng mục mới. Tháng 5, Nokia đã đóng cửa các chi nhánh ở Pháp, Tây Ban Nha. Tháng 6/2011, Nokia tiếp tục đóng cửa các chi nhánh tiêu thụ ở Mỹ, Anh, Đức. Ngày 2/7/2011, Nokia tiếp tục đóng cửa chi nhánh ở Nhật Bản, chủ yếu sản phẩm có tên Vertu, loại điện thoại di động hào hoa, đắt tiền từ 7.450 USD/chiếc tới 248.000 USD/chiếc. Sản phẩm cao cấp này của Nokia chiếm chưa đầy 1% thị phần Nhật Bản.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường tiềm năng nhất của Nokia ở Châu Á, nhưng cũng phải thu hẹp. Tại Trung Quốc thị phần Nokia hai năm trước đây chiếm 33% nay chỉ còn 19%. Tại Ấn Độ, Nokia từng chiếm thị phần lớn nhất, nhưng nay bị thu hẹp gần hai lần so với trước, nhường thị trường cho các hãng khác.
- Ba là ra sức đổi mới công nghệ, hợp tác với các hãng khác như Ericsson, Siemens để nghiên cứu sản xuất loại sản phẩm mới có sức cạnh tranh.
Ban lãnh đạo Nokia cho biết một nguyên nhân quan trọng khiến tập đoàn khổng lồ này thất bại trong cạnh tranh hiện là do không chú ý áp dụng công nghệ cao để cho ra đời các sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Trong khi đó các hãng như Samsung, Apple, LG, Motorola, Android, Google... cho ra đời rất nhiều sản phẩm điện thoại di động thông minh kiểu mới, sản phẩm của họ đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, nên có sức hấp dẫn lớn. Lượng tiêu thụ điện thoại di động của Apple ở Châu Á Quí 4/2010 tăng 147%, doanh thu tăng 24%. Điện thoại di động HTC của Android tiêu thụ năm qua ở Châu Á tăng gấp hai lần. Do hợp tác với Microsoft có các chương trình phần mềm ưu việt, nên điện thoại di động do Trung Quốc sản xuất chiếm 45% thị phần, đẩy Nokia ngày càng xuống dốc.
“Gã khổng lồ” Nokia từng vang bóng một thời, độc chiếm thị trường điện thoại di động và khiến các hãng khác phải kính nể. Nhưng giờ đây, gã khổng lồ này đang bị các đối thủ hùa với nhau quật ngã. Một nhà bình luận nói dí dỏm rằng một khi bị gục ngã “con voi” Nokia khó có thể đứng dậy được. Đây chính là đặc trưng của thời đại công nghệ cao đang thắng thế.
Liên tiếp bị thảm bại trên nhiều thị trường thế giới, kể từ tháng 2/2011, ban lãnh đạo Nokia đã đưa ra “Chiến lược mới tái cơ cấu doanh nghiệp”, chuyển đổi sản xuất để thích ứng với tình hình mới. Kế họach tái cơ cấu tiến hành trong 12 tháng tới cuối năm 2012, bao gồm những biện pháp chủ yếu sau:
- Một là cắt giảm nhân viên để giảm chi phí hành chính. Đến cuối năm 2012, Nokia sẽ cắt giảm 1.400 nhân viên ở đại bản doanh Phần Lan. Tiếp đó hợp tác với các hãng để chuyển bớt thị phần và nhân viên, như hợp tác Erricson và chuyển 3.000 nhân viên kỹ thuật cho hãng này. Dự kiến tới cuối năm 2012, Nokia sẽ cắt giảm 7.000 nhân viên, chiếm 12% tổng số nhân viên của hãng trên thế giới.
- Hai là đóng cửa các chi nhánh tiêu thụ ở các thị trường không thể cạnh tranh để giữ vốn chờ thời đầu tư vào hạng mục mới. Tháng 5, Nokia đã đóng cửa các chi nhánh ở Pháp, Tây Ban Nha. Tháng 6/2011, Nokia tiếp tục đóng cửa các chi nhánh tiêu thụ ở Mỹ, Anh, Đức. Ngày 2/7/2011, Nokia tiếp tục đóng cửa chi nhánh ở Nhật Bản, chủ yếu sản phẩm có tên Vertu, loại điện thoại di động hào hoa, đắt tiền từ 7.450 USD/chiếc tới 248.000 USD/chiếc. Sản phẩm cao cấp này của Nokia chiếm chưa đầy 1% thị phần Nhật Bản.
Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường tiềm năng nhất của Nokia ở Châu Á, nhưng cũng phải thu hẹp. Tại Trung Quốc thị phần Nokia hai năm trước đây chiếm 33% nay chỉ còn 19%. Tại Ấn Độ, Nokia từng chiếm thị phần lớn nhất, nhưng nay bị thu hẹp gần hai lần so với trước, nhường thị trường cho các hãng khác.
- Ba là ra sức đổi mới công nghệ, hợp tác với các hãng khác như Ericsson, Siemens để nghiên cứu sản xuất loại sản phẩm mới có sức cạnh tranh.
Ban lãnh đạo Nokia cho biết một nguyên nhân quan trọng khiến tập đoàn khổng lồ này thất bại trong cạnh tranh hiện là do không chú ý áp dụng công nghệ cao để cho ra đời các sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Trong khi đó các hãng như Samsung, Apple, LG, Motorola, Android, Google... cho ra đời rất nhiều sản phẩm điện thoại di động thông minh kiểu mới, sản phẩm của họ đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, nên có sức hấp dẫn lớn. Lượng tiêu thụ điện thoại di động của Apple ở Châu Á Quí 4/2010 tăng 147%, doanh thu tăng 24%. Điện thoại di động HTC của Android tiêu thụ năm qua ở Châu Á tăng gấp hai lần. Do hợp tác với Microsoft có các chương trình phần mềm ưu việt, nên điện thoại di động do Trung Quốc sản xuất chiếm 45% thị phần, đẩy Nokia ngày càng xuống dốc.
“Gã khổng lồ” Nokia từng vang bóng một thời, độc chiếm thị trường điện thoại di động và khiến các hãng khác phải kính nể. Nhưng giờ đây, gã khổng lồ này đang bị các đối thủ hùa với nhau quật ngã. Một nhà bình luận nói dí dỏm rằng một khi bị gục ngã “con voi” Nokia khó có thể đứng dậy được. Đây chính là đặc trưng của thời đại công nghệ cao đang thắng thế.
(Theo Tầmnhìn.net)
0 nhận xét