Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh lâu dài cho người lao động và mở rộng đến các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, do quy định còn bất cập, không ít chủ sử dụng lao động né tránh trách nhiệm của mình hoặc chây ỳ trong việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Cao Văn Sang, Giám đốc bảo hiểm xã hội TPHCM, cho biết:
Tính đến cuối tháng 6-2011, TPHCM có 1,64 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có trên 1,4 triệu người đóng bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chiếm khoảng 82% số người phải tham gia. Riêng bảo hiểm y tế (BHYT), có trên 4,6 triệu người đóng, trong đó có trên 690.000 người đóng BHYT tự nguyện, tăng 200.000 người so với cuối năm 2010, đạt 65% người dân TPHCM tham gia BHYT (trong khi chỉ tiêu của bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2011 là 63%).
Với tiến độ này, đến năm 2014, chỉ tiêu BHYT sẽ đạt độ bao phủ 80% dân số là khả thi. Việc chi trả các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội luôn đúng, đủ và kịp thời. TPHCM cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước chi trả lương hưu và bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân. Hiện nay, trợ cấp thất nghiệp tăng rất nhanh, bình quân mỗi tháng gần 10.000 người nhưng vẫn được trả kịp thời qua thẻ ATM.
Chế độ khám chữa bệnh BHYT có hiện tượng quá tải do dân số phát triển nhanh hơn tốc độ tăng cơ sở khám chữa bệnh, nên phải khắc phục bằng cách ký thêm hợp đồng với các cơ sở y tế tư nhân. 6 tháng đầu năm, mức bội chi cục bộ của nhóm BHYT tự nguyện trên 500 tỷ đồng, nhưng về tổng thể vẫn còn cân đối được quỹ. Năm 2010, quỹ BHYT kết dư trên 95 tỷ đồng, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phân bổ trên 38 tỷ đồng để TP trang bị phương tiện chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến quận, huyện.
* PV: Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào, biện pháp xử lý ra sao? Đến nay bảo hiểm xã hội đã khởi kiện được bao nhiêu doanh nghiệp (DN) nợ bảo hiểm xã hội?
* Ông CAO VĂN SANG: Mức nợ về bảo hiểm xã hội tại TP là 0,6 tháng, tương đương 750 tỷ đồng. Theo quy định, nợ dưới 30 ngày chưa phải chịu lãi chậm nộp thì mức nợ như vậy chưa phải là cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN nợ lớn, thời gian dài. Về biện pháp, đối với số DN nợ trên 3 tháng, sau khi kiểm tra đôn đốc mà không chuyển biến sẽ chuyển Thanh tra lao động xử phạt, nếu tiếp tục chây ỳ sẽ kiện ra tòa án. Trong 6 tháng đầu năm 2011, bảo hiểm xã hội TP đã kiện 59 DN nợ tiền bảo hiểm xã hội và đã thu hồi được 6,3/15,3 tỷ đồng.
Như vậy, từ năm 2008 đến nay, bảo hiểm xã hội đã khởi kiện hơn 260 DN, thu hồi 65/121 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục khởi kiện các DN chây ỳ nợ tiền bảo hiểm xã hội. Do là án dân sự nên việc thi hành án còn khó khăn. Chúng tôi đang đề xuất xử lý hình sự các DN nợ bảo hiểm xã hội vì đây là hình thức chiếm dụng tiền của người lao động.
Tính đến cuối tháng 6-2011, TPHCM có 1,64 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có trên 1,4 triệu người đóng bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chiếm khoảng 82% số người phải tham gia. Riêng bảo hiểm y tế (BHYT), có trên 4,6 triệu người đóng, trong đó có trên 690.000 người đóng BHYT tự nguyện, tăng 200.000 người so với cuối năm 2010, đạt 65% người dân TPHCM tham gia BHYT (trong khi chỉ tiêu của bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2011 là 63%).
Với tiến độ này, đến năm 2014, chỉ tiêu BHYT sẽ đạt độ bao phủ 80% dân số là khả thi. Việc chi trả các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội luôn đúng, đủ và kịp thời. TPHCM cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước chi trả lương hưu và bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân. Hiện nay, trợ cấp thất nghiệp tăng rất nhanh, bình quân mỗi tháng gần 10.000 người nhưng vẫn được trả kịp thời qua thẻ ATM.
Chế độ khám chữa bệnh BHYT có hiện tượng quá tải do dân số phát triển nhanh hơn tốc độ tăng cơ sở khám chữa bệnh, nên phải khắc phục bằng cách ký thêm hợp đồng với các cơ sở y tế tư nhân. 6 tháng đầu năm, mức bội chi cục bộ của nhóm BHYT tự nguyện trên 500 tỷ đồng, nhưng về tổng thể vẫn còn cân đối được quỹ. Năm 2010, quỹ BHYT kết dư trên 95 tỷ đồng, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phân bổ trên 38 tỷ đồng để TP trang bị phương tiện chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến quận, huyện.
* PV: Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào, biện pháp xử lý ra sao? Đến nay bảo hiểm xã hội đã khởi kiện được bao nhiêu doanh nghiệp (DN) nợ bảo hiểm xã hội?
* Ông CAO VĂN SANG: Mức nợ về bảo hiểm xã hội tại TP là 0,6 tháng, tương đương 750 tỷ đồng. Theo quy định, nợ dưới 30 ngày chưa phải chịu lãi chậm nộp thì mức nợ như vậy chưa phải là cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN nợ lớn, thời gian dài. Về biện pháp, đối với số DN nợ trên 3 tháng, sau khi kiểm tra đôn đốc mà không chuyển biến sẽ chuyển Thanh tra lao động xử phạt, nếu tiếp tục chây ỳ sẽ kiện ra tòa án. Trong 6 tháng đầu năm 2011, bảo hiểm xã hội TP đã kiện 59 DN nợ tiền bảo hiểm xã hội và đã thu hồi được 6,3/15,3 tỷ đồng.
Như vậy, từ năm 2008 đến nay, bảo hiểm xã hội đã khởi kiện hơn 260 DN, thu hồi 65/121 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục khởi kiện các DN chây ỳ nợ tiền bảo hiểm xã hội. Do là án dân sự nên việc thi hành án còn khó khăn. Chúng tôi đang đề xuất xử lý hình sự các DN nợ bảo hiểm xã hội vì đây là hình thức chiếm dụng tiền của người lao động.
Người lao động làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội quận Bình Tân (TPHCM). |
* Ông có thể lý giải vì sao TPHCM còn khoảng 50% DN chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
* DN đăng ký hoạt động tại TPHCM rất đông nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động. Theo số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư, có trên 120.000 DN được cấp phép, nhưng trong đợt kiểm tra mới đây chỉ còn khoảng 80.000 DN hoạt động. Cuối tháng 5-2011, Cục thuế TPHCM đã cung cấp cho cơ quan bảo hiểm xã hội danh sách, địa chỉ các DN này. Hiện chúng tôi đang rà soát, truy thu. Tuy nhiên, số lao động ở các DN rất ít, bình quân mỗi DN chưa thu được chỉ có 7,5 lao động. Như vậy, số người chưa tham gia bảo hiểm xã hội chỉ còn khoảng 300.000 người, chiếm 18% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn.
Sở dĩ cơ quan bảo hiểm xã hội chưa thể quản lý hết các DN phải đóng bảo hiểm xã hội là vì định biên của ngành bảo hiểm xã hội quá ít. Tại cơ quan bảo hiểm xã hội từ cấp TP đến quận, huyện chỉ có 843 người; trong đó làm công tác thu chưa đến 200 người. So với định biên của ngành thuế (4.000 người) thì chỉ chiếm hơn 20%. Vì vậy, mức thu 82% số lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng là khả quan. Sắp tới, khi được tăng thêm định biên và có sự hỗ trợ của ngành thuế thì có thể thu hết số còn lại này.
* Thưa ông, vì sao nhân viên ngành bảo hiểm xã hội lại bỏ việc, trong khi việc đang cần người?
* Công việc của cơ quan bảo hiểm xã hội hiện đang quá tải, phải làm thêm giờ nhưng thu nhập quá thấp nên không giữ được nhân viên. Bình quân mỗi năm có 50 người nghỉ việc. Năm nay, dù được bảo hiểm xã hội Việt Nam phân bổ thêm 300 người (cộng thêm số đã nghỉ việc tổng cộng là 350 người) nhưng đợt thi tuyển vừa rồi chỉ có 250 người nộp đơn. Đây là điều khó khắc phục trong thời gian tới nếu không có cơ chế đặc thù cho bảo hiểm xã hội TPHCM.
* DN đăng ký hoạt động tại TPHCM rất đông nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động. Theo số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư, có trên 120.000 DN được cấp phép, nhưng trong đợt kiểm tra mới đây chỉ còn khoảng 80.000 DN hoạt động. Cuối tháng 5-2011, Cục thuế TPHCM đã cung cấp cho cơ quan bảo hiểm xã hội danh sách, địa chỉ các DN này. Hiện chúng tôi đang rà soát, truy thu. Tuy nhiên, số lao động ở các DN rất ít, bình quân mỗi DN chưa thu được chỉ có 7,5 lao động. Như vậy, số người chưa tham gia bảo hiểm xã hội chỉ còn khoảng 300.000 người, chiếm 18% tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn.
Sở dĩ cơ quan bảo hiểm xã hội chưa thể quản lý hết các DN phải đóng bảo hiểm xã hội là vì định biên của ngành bảo hiểm xã hội quá ít. Tại cơ quan bảo hiểm xã hội từ cấp TP đến quận, huyện chỉ có 843 người; trong đó làm công tác thu chưa đến 200 người. So với định biên của ngành thuế (4.000 người) thì chỉ chiếm hơn 20%. Vì vậy, mức thu 82% số lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng là khả quan. Sắp tới, khi được tăng thêm định biên và có sự hỗ trợ của ngành thuế thì có thể thu hết số còn lại này.
* Thưa ông, vì sao nhân viên ngành bảo hiểm xã hội lại bỏ việc, trong khi việc đang cần người?
* Công việc của cơ quan bảo hiểm xã hội hiện đang quá tải, phải làm thêm giờ nhưng thu nhập quá thấp nên không giữ được nhân viên. Bình quân mỗi năm có 50 người nghỉ việc. Năm nay, dù được bảo hiểm xã hội Việt Nam phân bổ thêm 300 người (cộng thêm số đã nghỉ việc tổng cộng là 350 người) nhưng đợt thi tuyển vừa rồi chỉ có 250 người nộp đơn. Đây là điều khó khắc phục trong thời gian tới nếu không có cơ chế đặc thù cho bảo hiểm xã hội TPHCM.
HỒ THU thực hiện
SGGP
0 nhận xét