Vừa có chuyến công tác ở Hồng Kông (Trung Quốc) về, ông Nguyễn Ân, Tổng Giám đốc Công ty CP SX-TM May Sài Gòn (Garmex) cho biết, theo thông tin từ các nhà nhập khẩu nước ngoài, do tình hình kinh tế ở Mỹ, EU vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên các nhà nhập khẩu dự báo, lượng hàng tiêu thụ tại những thị trường này sẽ giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2010. Chia sẻ này là cơ sở để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham khảo nhằm điều chỉnh thích hợp hoạt động sản xuất và kinh doanh những tháng cuối năm.
Dệt may, vừa mừng vừa lo
Tại Garmex, tình hình sản xuất 6 tháng đầu năm 2011 gặt hái được nhiều thành công, nhờ cải tiến quản lý và áp dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến LEAN nên năng suất lao động của công nhân từ khoảng 12 - 13 USD/người/ngày (2010) lên trên 15 USD/người/ngày trong năm nay.Nhờ vậy, mức lương bình quân của người lao động đạt khoảng 4,5 - 5,5 triệu đồng/người, tăng 28% so với năm 2010.
Kế hoạch sản xuất trong nửa năm đã vượt chỉ tiêu, tuy nhiên, ông Nguyễn Ân lo ngại, ảnh hưởng dấu hiệu tiêu cực của thị trường, nhiều khả năng đơn hàng và sản lượng đơn hàng sẽ ít. Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh về giá, giá trị mang lại của doanh nghiệp sẽ thấp đi.
Kế hoạch sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trong nước đã gặt hái nhiều thành công, có bước đột phá trong nửa đầu năm 2011. Với 6,16 tỷ USD đạt được trong 6 tháng đầu năm 2011, dệt may vẫn là ngành dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cả nước.
May veston xuất khẩu tại Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè. Ảnh: CAO THĂNG |
Tuy nhiên, thị trường đã có bước điều tiết mới. Thông tin các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nhận được, thị trường đang có nhiều biến động sức tiêu thụ cũng như đơn hàng sản xuất từ nhà nhập khẩu.
Xuất khẩu gạo, đường tuy khả quan, nhưng...
Xuất khẩu gạo, đường tuy khả quan, nhưng...
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, Việt Nam có đủ khả năng xuất khẩu 7,3 triệu tấn gạo. Bộ NN-PTNT đã chính thức thông báo về tình hình sản xuất lúa gạo năm nay. Theo đó, sản lượng lúa vụ đông xuân cả nước đã tăng thêm 260.000 tấn và dự báo vụ hè thu sẽ tăng thêm 620.000 tấn nữa, tính chung cả năm tăng thêm được 880.000 tấn.
Như vậy, tổng sản lượng lúa trong năm nay sẽ lần đầu tiên vượt qua con số 40 triệu tấn, đạt mức khoảng 40,78 triệu tấn.
Với sản lượng trên, Bộ NN-PTNT cho rằng, lượng gạo tăng thêm khoảng 500.000 tấn, đủ lượng gạo để có thể xuất 7,3 triệu tấn. Tuy nhiên, vấn đề xuất khẩu bao nhiêu lại do Tổ Điều hành xuất khẩu gạo quyết định nên đó mới là con số lý thuyết.Bên cạnh việc xuất khẩu gạo có những dấu hiệu khả quan, thì việc sản xuất và chế biến mía đường niên vụ 2010-2011 ở TPHCM cũng đạt kết quả khá.
Theo thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho biết năng suất mía tăng nhanh, lên 60,5 tấn/ha (vụ trước là 51,7 tấn/ha), giá mía ở mức khá cao (bình quân 1 triệu đồng/tấn), các nhà máy đường đều có lãi. Đây là những nét khởi sắc, đánh dấu giai đoạn phát triển mới, sản phẩm của mía không chỉ có đường mà còn là điện, ván sàn, nhiên liệu sinh học...
Theo Bộ NN-PTNT, diện tích mía cả nước niên vụ 2010-2011 là 271.400ha (tăng hơn 6.300ha), trong đó, nhà máy ký hợp đồng đầu tư và mua hơn 218.600ha. Do được chăm sóc tốt nên sản lượng cả nước đạt 16,4 triệu tấn (tăng hơn vụ trước 2,7 triệu tấn mía). 39 nhà máy đã ép được 12,5 triệu tấn mía, chế biến ra 1,15 triệu tấn đường (tăng hơn 260.400 tấn).
Hiện nay các DN còn tồn kho trên 347.000 tấn, đủ cung cấp nhu cầu trong nước đến hết tháng 10, thời điểm vào vụ chế biến mới.. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu 100.000 tấn đường sang Trung Quốc. Trong khi đó, lượng đường nhập khẩu chính ngạch thời gian qua là 98.000 tấn, thấp hơn cùng lý năm trước trên 50.800 tấn.
Còn quá nhiều khó khăn
Tuy vậy, các DN sản xuất, xuất khẩu trong những tháng qua lại gặp những khó khăn lớn, trong đó vấn đề thắt chặt tín dụng là nguyên nhân hàng đầu, đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các DN. Không có vốn nên buộc các DN phải tìm vốn nguồn vốn với lãi suất cao để duy trì sản xuất khiến cho xuất phát điểm của cuộc chạy đua tăng lãi xuất không phải từ các ngân hàng mà là từ các DN!
Lạm phát 6 tháng đầu năm đã lên tới 20% so cùng kỳ là vấn đề không thể xem thường. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục thắt chặt tiền tệ quá mức cần thiết sẽ tạo ra bài toán lẩn quẩn về tiền -hàng. Không có vốn DN sản xuất phải co cụm lại, thiếu hàng hóa thì lạm phát lại rượt đuổi lạm phát! Chính sách thuế cho DN đang trình Quốc hội nhưng giảm và giãn bao nhiêu, đối tượng nào được thụ hưởng cũng chưa rõ ràng, cụ thể.
Trong bối cảnh như vậy, có một không gian nào để DN dễ thở hơn không? Câu trả lời, đến lúc cần có một chế độ tín dụng rõ ràng cho DN, cũng không thể giao cho các ngân hàng thương mại xoay xở mà cần có sự vào cuộc, chỉ đạo sát sao của cấp lãnh đạo cao nhất.
Lạm phát 6 tháng đầu năm đã lên tới 20% so cùng kỳ là vấn đề không thể xem thường. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục thắt chặt tiền tệ quá mức cần thiết sẽ tạo ra bài toán lẩn quẩn về tiền -hàng. Không có vốn DN sản xuất phải co cụm lại, thiếu hàng hóa thì lạm phát lại rượt đuổi lạm phát! Chính sách thuế cho DN đang trình Quốc hội nhưng giảm và giãn bao nhiêu, đối tượng nào được thụ hưởng cũng chưa rõ ràng, cụ thể.
Trong bối cảnh như vậy, có một không gian nào để DN dễ thở hơn không? Câu trả lời, đến lúc cần có một chế độ tín dụng rõ ràng cho DN, cũng không thể giao cho các ngân hàng thương mại xoay xở mà cần có sự vào cuộc, chỉ đạo sát sao của cấp lãnh đạo cao nhất.
Thực tế chủ trương giảm lãi suất đã có nhưng các DN vẫn chưa vay được vốn rẻ. Nhiều DN xuất khẩu đã ký được những hợp đồng lớn, do không vay được vốn ngân hàng, đành quay sang tín dụng đen với lãi suất lên đến 9%/tháng để duy trì hoạt động.
Về chính sách thuế, theo các DN cần một giải pháp khác, hiệu quả và thiết thực hơn đó là miễn, giảm hoặc giãn thay cho các đối tượng DN cụ thể. Nên quan tâm hơn nữa đến chính sách thuế VAT, cho phép các DN chậm nộp sang năm sau nhưng không tính lãi hoặc khoản lãi từ việc chậm nộp có thể chuyển vào tài khoản trả nợ ngân hàng cho DN.
Trong quá trình thực hiện, chủ tịch UBND các tỉnh thành phải là người đứng ra chịu trách nhiệm, những khoản nào “dính” đến các bộ thì bộ trưởng có trách nhiệm giải quyết. Khi áp dụng các giải pháp cần xem xét đến độ trễ của chính sách tác động đến các DN để họ có thể chịu đựng được.
THÚY MỸ
SGGPO
0 nhận xét