Cuộc chiến tiền tệ ngày càng gay gắt

Trong phiên họp giữa Bộ trưởng Tài chính một số nước diễn ra ở Paris (Pháp), Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega đã chỉ trích Mỹ và Trung Quốc về việc can thiệp, kiểm soát đồng nội tệ của những nước này trong bối cảnh Brazil đang đối mặt với áp lực nội tệ tăng giá. Cuộc chiến tiền tệ vẫn âm ỉ.
  • Khó khăn của Brazil
Mỹ và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực của Brazil, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng các chính sách tiền tệ hiện nay ở hai nước này đã gây ảnh hưởng đến đồng real của Brazil. Theo Forbes, kết thúc phiên giao dịch ngày 7-7, đồng real của Brazil đã tăng lên mức 1,55 real/USD, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Năm ngoái, chính phủ Brazil đã vạch ra giới hạn 1,65 real/USD để ngăn chặn việc tăng giá quá nhanh của đồng nội tệ. Cụ thể, khi đồng real tăng giá vượt qua mức trên, Bộ trưởng Guido Mantega áp dụng mức thuế đối với đầu tư nước ngoài. Bằng cách này, đồng real giảm xuống còn 1,7 real/USD. “Thành quả” này không tồn tại được lâu. Đến đầu năm 2011, đồng real của Brazil lại tăng chạm mức 1,65 real/USD, buộc Bộ Tài chính phải tăng thuế ngoại tệ và các giao dịch tín dụng. Tuy nhiên, đồng real vẫn tiếp tục tăng giá.

Nhật báo thương mại Valor Economico của Brazil ngày 7-7 dẫn lời Tổng thống Brazil Dilma Rousseff rằng chính phủ nước này vẫn chưa có bất cứ biện pháp can thiệp nào đối với đồng nội tệ đang tăng giá. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mantega khẳng định tăng trưởng kinh tế ở mức thấp và lãi suất thấp tại nhóm nền kinh tế phát triển sẽ vẫn tiếp tục tạo áp lực lên đồng nội tệ của Brazil. Chính phủ Brazil sẽ buộc phải tính đến biện pháp can thiệp vào tỷ giá đồng tiền và thị trường phái sinh.

Cân nhắc hạn chế đồng nội tệ tăng giá của Brazil cho thấy thế tiến thoái lưỡng nan mà chính phủ nhiều nước đang phát triển nhanh, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Colombia và Nga, phải đương đầu bởi đồng nội tệ tăng giá tuy hạn chế kinh tế nội địa tăng trưởng nóng nhưng tác động xấu đến kinh tế trong nước.

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và mức lãi suất thực gần 6% khiến thị trường Brazil trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhà kinh tế Neil Shearing của Capital Economics ở London nhận định: “Lãi suất của Mỹ và Nhật gần 0, lãi suất ở Anh bằng 0, trong khi lãi suất ở Brazil là 12,25%. Đây chính là mấu chốt của vấn đề”. Việc tăng giá không ngừng của đồng tiền nước này làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Brazil.
  • Châu Âu xoay xở
AFP đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm, lên 1,5%. Song song đó, ECB sẽ tăng lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi qua đêm lên mức lần lượt là 2,25% và 0,75%. Quyết định được đưa ra trong cuộc họp báo tại Frankfurt (Đức) ngày 8-7. Đây là lần thứ hai trong năm ECB tăng lãi suất chủ chốt. Lần đầu tiên là vào ngày 7-4, sau hai năm duy trì mức lãi suất cho vay thấp kỷ lục 1% (từ tháng 5-2009) do khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Theo Hội đồng điều hành ECB, quyết định trên được đưa ra nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao 2,7% trong tháng 6 vừa qua tại khu vực Eurozone (cao hơn nhiều so với chỉ tiêu ECB đặt ra cho khu vực này là dưới 2%), đồng thời nhằm tăng sức mạnh của đồng EUR so với USD. ECB cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách tiền tệ, thậm chí có thể tăng lãi suất lần thứ ba.
Hiện các nhà phân tích đang chờ xem liệu ECB có tiếp tục tăng lãi suất tiếp theo trong năm nay và sẽ giải quyết như thế nào đối với cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone sau khi hãng xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s hạ mức đánh giá tín dụng đối với Bồ Đào Nha.
Ngoài ra, Standard and Poor’s đã làm thị trường choáng váng khi tuyên bố các đề xuất về gói cứu trợ mới dành cho Hy Lạp có thể đẩy họ tới bờ vực vỡ nợ. Hơn nữa, Moody’s còn cảnh báo có thể sẽ tiếp tục hạ mức đánh giá tín dụng đối với Bồ Đào Nha trong thời gian tới. 
Theo SGGP

Tags: , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia