Chuyện về mặt nạ tuồng Huế 'biết nói'

Phát triển trong một điều kiện lịch sử, chính trị đặc biệt, song nghệ thuật tuồng ở Huế có những bản sắc riêng. Bản sắc ấy thể hiện phần nào qua chiếc mặt nạ tuồng, đạo cụ sân khấu quan trọng bậc nhất của loại hình nghệ thuật này. 



Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, nhóm nghiên cứu thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế đang tiến hành sưu tầm, nghiên cứu để xây dựng hồ sơ khoa học về Mặt nạ tuồng Huế. Đây là một tin vui đối với những người yêu nghệ thuật tuồng của xứ Huế cũng như trên khắp cả nước.


Là kinh đô của triều Nguyễn, nghệ thuật tuồng ở Huế đã đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian triều đại này nắm quyền. Tại đây, các gánh tuồng đã xuất hiện ở khắp nơi, sân khấu tuồng vốn chỉ phục vụ giới quý tộc phong kiến, dần dần lan ra những nơi công cộng để phục vụ mọi tầng lớp quần chúng.


Phát triển trong một điều kiện lịch sử, chính trị đặc biệt, so với các nơi khác, nghệ thuật tuồng ở Huế có những bản sắc riêng. Bản sắc ấy thể hiện phần nào qua chiếc mặt nạ tuồng, đạo cụ sân khấu quan trọng bậc nhất của loại hình nghệ thuật này.  
Nghệ nhân La Cháu, nghệ nhân kỳ cựu của tuồng Huế trong một vỡ diễn. Ảnh: Tr.Bình
Trên sân khấu tuồng, cái thần của nhân vật được lột tả bằng các thủ pháp khoa trương cách điệu trong lời ca, điệu hát và động tác hình thể. Vẽ mặt nạ cho nhân vật tuồng cũng là cách để diễn tả sâu sắc cái thần ấy.


Mỗi nhân vật trong vở tuồng đều mang tính cách điển hình, nhất quán từ khi bắt đầu cho đến cuối vở diễn. Người xem có kinh nghiệm chỉ cần nhìn mặt nạ là biết nhân vật ấy là tốt hay xấu.


Màu sắc chủ đạo của mặt nạ tuồng là hai màu đen - trắng, cùng một số màu phụ như đỏ, xanh, xám. Mỗi màu gắn với từng kiểu tính cách nhân vật cụ thể, như mặt đen là sự rắn rỏi, võ biền, mặt trắng là sự bạc bẽo; mặt mốc dành cho kẻ lươn lẹo, phản trắc, mặt đỏ tỏ rõ sự trung can nghĩa khí... 
Nhân vật phản diện trong một vở tuồng Huế. Ảnh: Đồng Văn.
Theo các nghệ nhân tuồng Huế kỳ cựu, về cơ bản, gam màu và cách thức hóa trang mặt nạ tuồng ở cả ba miền không có gì khác nhau. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa của từng địa phương nên nét vẽ có khác nhau, và chỉ có những người rất am hiểu mới nhận biết được.


Riêng tại xứ Huế, nơi nghệ thuật tuồng đã đạt đến đỉnh cao, cùng với cảnh quan bình dị “sông vốn rộng, núi chẳng cao”, con người lại mềm mỏng, hòa nhã nên các nét vẽ có phần nhẹ nhàng, thanh thoát. Các nghệ nhân tuồng Huế cũng có những bí quyết riêng để tạo nên bản sắc của chiếc mặt nạ tuồng xứ mình.


Được coi là linh hồn của nhân vật tuồng, mỗi chiếc mặt nạ có thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật hàm chứa sâu sắc cái đẹp trong mỹ học dân tộc. Việc những bí quyết vẽ mặt nạ tuồng bị thất truyền theo dòng chảy thời cuộc sẽ là tổn thương to lớn đối với nghệ thuật tuồng nói riêng và nền nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam nói chung.


Việc xây dựng hồ sơ khoa học về Mặt nạ tuồng Huế sẽ là cơ sở để khôi phục những những vở tuồng cổ đỉnh cao, đồng thời cũng là nguồn tư liệu quý giá để các thế hệ nghệ sĩ tuồng trẻ nắm bắt được cách thức hóa trang từng nhân vật khi bước chân vào nghề đẹp đẽ này.
Vượt ra ngoài sân khấu, mặt nạ tuồng Huế trở thành cảm hứng nghệ thuật tạo trên nhiều loại hình sản phẩm khác nhau như tem, tranh vẽ, lịch... Ảnh: Zidean ART.

Quốc Lê tổng hợp
Đất Việt

Tags: , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia