Tác giả: Vũ Thành Tự Anh(*)
Điểm sáng điều hành tỷ giá
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo tháng đã giảm liên tục trong ba tháng trở lại đây, từ 3,3% trong tháng 4 xuống 2,2% trong tháng 5 và 1,1% trong tháng 6. Nhìn vào xu thế này, nhiều người cho rằng lạm phát đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt bằng giá - được phản ánh bằng CPI so với cùng kỳ năm trước (CPI theo năm) - thì bức tranh lạm phát không sáng sủa như vậy (xem biểu đồ).
Cho đến thời điểm này, CPI theo năm đã lên tới gần 21%, sẽ còn tăng nhẹ trong tháng 7, tháng 8 và chỉ thực sự bắt đầu giảm từ tháng 9. Dự báo cho sáu tháng cuối năm, ngay cả trong trường hợp tốt nhất thì CPI theo năm của tháng 12/2011 cũng khó có thể thấp hơn 15%, còn CPI trung bình trong năm cũng sẽ không dưới 17%.
Điều này có nghĩa là các biện pháp kiềm chế lạm phát vẫn cần tiếp tục được áp dụng, ít nhất là trong vài tháng tới.
Cũng cần phải nói thêm rằng mặc dù thắt chặt tiền tệ là chính sách quan trọng để kiềm chế lạm phát, nhưng thắt chặt như thế nào cũng quan trọng không kém. Việc thắt chặt tiền tệ không có mục đích tự thân, mà quan trọng hơn là thông qua chính sách này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể điều tiết mức tín dụng của các ngân hàng trong nhóm rủi ro và nâng cao hiệu quả phân bổ tín dụng.
Rõ ràng là sức khỏe của các tổ chức tín dụng khác nhau, rủi ro tín dụng ở mỗi ngân hàng cũng khác nhau nên NHNN chỉ nên đảm bảo dư nợ trong tổng hệ thống ngân hàng không quá 20% và chia hệ thống ngân hàng ra thành các nhóm với mức độ với sự rủi ro và chất lượng khác nhau, để từ đó có những phương pháp quản lý thích hợp.
Lạm phát cao khiến cho NHNN, mặc dù đã phải sử dụng đến cả các biện pháp hành chính, vẫn chưa hạ được mặt bằng lãi suất như mong muốn. Đơn giản là vì với mức lạm phát như thế này, người gửi tiền không thể chấp nhận trần lãi suất huy động 14%/năm như hiện nay. Mặc dù đã có một số dấu hiệu cho thấy NHNN bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ "linh hoạt" hơn (theo cách nói của NHNN), nhưng nhìn chung cung tiền và tín dụng trong sáu tháng đầu năm được thắt khá chặt; cụ thể là cung tiền chỉ tăng 2,3%, còn tín dụng tăng 7,1% - thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2010. Khi lượng tiền trong lưu thông và tín dụng bị thắt chặt trong một nền kinh tế luôn luôn khát vốn như Việt Nam thì tất nhiên lãi suất sẽ bị đẩy lên cao.
Có vẻ như một "điểm sáng" trong điều hành chính sách tiền tệ là tỷ giá. Kể từ lần điều chỉnh lớn trong tháng 2, tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi chính thức không có sự chênh lệch đáng kể và nhìn chung khá ổn định. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là nhờ vào việc thắt chặt tiền tệ, đồng thời nới rộng chênh lệch lãi suất giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam.
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát được miêu tả ở trên, với thâm hụt ngân sách cao (trên dưới 6% GDP) và thâm hụt thương mại lớn (6,65 tỷ USD), trong khi dấu hiệu của nguồn kiều hối và đầu tư nước ngoài lại có xu thế giảm, rõ ràng là tiền đồng vẫn đang chịu nhiều sức ép phải giảm giá, ít nhất là trong trung và dài hạn.
Còn nương tay với chính sách tài khóa
Theo Nghị quyết 11, Chính phủ yêu cầu các địa phương kiên quyết cắt giảm các dự án chưa cấp bách và kém hiệu quả. Nếu đặt vấn đề theo một cách khác, câu hỏi cần phải trả lời là tại sao những dự án chưa cần thiết và kém hiệu quả lại được đưa vào kế hoạch đầu tư, để rồi bây giờ phải cắt giảm. Rõ ràng là cơ chế thẩm định và ra quyết định đầu tư công của chúng ta từ lâu đã có vấn đề.
Kiềm chế lạm phát đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, thực tế là ở Việt Nam hiện nay, gánh nặng chống lạm phát hầu như đặt hoàn toàn trên vai của chính sách tiền tệ. Điều này xuất phát từ một số điểm khác biệt quan trọng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Thứ nhất, chính sách tài khóa thường kém minh bạch hơn, theo nghĩa là chúng ta có thể quan sát quỹ đạo điều chỉnh lãi suất của NHNN nhưng lại không theo dõi được quỹ đạo điều chỉnh thu chi hay đầu tư của Chính phủ.
Thứ hai, chính sách tài khóa thường có độ trễ dài hơn, và vì vậy thường ít phát huy tác dụng trong ngắn hạn khi cần phải "hạ nhiệt" lạm phát càng sớm càng tốt.
Thứ ba, chính sách tài khóa thường gắn liền một cách mật thiết hơn với các nhóm lợi ích. Điều này làm giảm đáng kể tính khả thi của việc cắt giảm ngân sách, chi tiêu, hay đầu tư công, điều mà chúng ta đã quan sát thấy rất rõ trong giai đoạn chống lạm phát năm 2008.
Còn tại thời điểm này, mặc dù đã có quyết sách cắt giảm đầu tư công nhưng nhiều tỉnh thành vẫn đưa ra những kế hoạch cắt giảm chung chung, thậm chí còn kiên trì xin nới chỉ tiêu cắt giảm. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 5/2011, các bộ ngành và địa phương cắt giảm được khoảng 42.000 tỷ đồng. Còn các tập đoàn, tổng công ty đăng ký cắt giảm khoảng 39.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thì trong năm 2011, 22 tập đoàn và tổng công ty nhà nước có kế hoạch đầu tư lên tới 350.000 tỷ đồng, tức là tương đương với 40% tổng đầu tư toàn xã hội trong năm 2010. Như vậy, ngay cả khi cắt giảm được tổng cộng 81.000 tỷ đồng hay 9% tổng đầu tư toàn xã hội như dự kiến (mặc dù một tỷ lệ không nhỏ chỉ là cắt trên giấy) nhưng nếu không kiểm soát được 350.000 tỷ đồng đầu tư của các tập đoàn và tổng công ty thì mục tiêu giảm tổng cầu chắc chắn sẽ không đạt được.
Trong bối cảnh hiện nay, chính phủ cần nhất quán với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó hàng đầu là giảm lạm phát. Nếu không làm được điều này thì một mặt sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân, đặc biệt là người nghèo, mặt khác lãi suất tiếp tục cao và sức ép lên tiền đồng sẽ gia tăng. Đồng thời, khi dư địa của từng chính sách không nhiều thì yêu cầu phối hợp đồng thời nhiều biện pháp chính sách một cách hiệu quả lại càng trở nên cấp thiết.
(Theo TBKTSG)
____________________
* Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo tháng đã giảm liên tục trong ba tháng trở lại đây, từ 3,3% trong tháng 4 xuống 2,2% trong tháng 5 và 1,1% trong tháng 6. Nhìn vào xu thế này, nhiều người cho rằng lạm phát đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt bằng giá - được phản ánh bằng CPI so với cùng kỳ năm trước (CPI theo năm) - thì bức tranh lạm phát không sáng sủa như vậy (xem biểu đồ).
Cho đến thời điểm này, CPI theo năm đã lên tới gần 21%, sẽ còn tăng nhẹ trong tháng 7, tháng 8 và chỉ thực sự bắt đầu giảm từ tháng 9. Dự báo cho sáu tháng cuối năm, ngay cả trong trường hợp tốt nhất thì CPI theo năm của tháng 12/2011 cũng khó có thể thấp hơn 15%, còn CPI trung bình trong năm cũng sẽ không dưới 17%.
Điều này có nghĩa là các biện pháp kiềm chế lạm phát vẫn cần tiếp tục được áp dụng, ít nhất là trong vài tháng tới.
Cũng cần phải nói thêm rằng mặc dù thắt chặt tiền tệ là chính sách quan trọng để kiềm chế lạm phát, nhưng thắt chặt như thế nào cũng quan trọng không kém. Việc thắt chặt tiền tệ không có mục đích tự thân, mà quan trọng hơn là thông qua chính sách này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể điều tiết mức tín dụng của các ngân hàng trong nhóm rủi ro và nâng cao hiệu quả phân bổ tín dụng.
Rõ ràng là sức khỏe của các tổ chức tín dụng khác nhau, rủi ro tín dụng ở mỗi ngân hàng cũng khác nhau nên NHNN chỉ nên đảm bảo dư nợ trong tổng hệ thống ngân hàng không quá 20% và chia hệ thống ngân hàng ra thành các nhóm với mức độ với sự rủi ro và chất lượng khác nhau, để từ đó có những phương pháp quản lý thích hợp.
Lạm phát cao khiến cho NHNN, mặc dù đã phải sử dụng đến cả các biện pháp hành chính, vẫn chưa hạ được mặt bằng lãi suất như mong muốn. Đơn giản là vì với mức lạm phát như thế này, người gửi tiền không thể chấp nhận trần lãi suất huy động 14%/năm như hiện nay. Mặc dù đã có một số dấu hiệu cho thấy NHNN bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ "linh hoạt" hơn (theo cách nói của NHNN), nhưng nhìn chung cung tiền và tín dụng trong sáu tháng đầu năm được thắt khá chặt; cụ thể là cung tiền chỉ tăng 2,3%, còn tín dụng tăng 7,1% - thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2010. Khi lượng tiền trong lưu thông và tín dụng bị thắt chặt trong một nền kinh tế luôn luôn khát vốn như Việt Nam thì tất nhiên lãi suất sẽ bị đẩy lên cao.
Có vẻ như một "điểm sáng" trong điều hành chính sách tiền tệ là tỷ giá. Kể từ lần điều chỉnh lớn trong tháng 2, tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi chính thức không có sự chênh lệch đáng kể và nhìn chung khá ổn định. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là nhờ vào việc thắt chặt tiền tệ, đồng thời nới rộng chênh lệch lãi suất giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam.
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát được miêu tả ở trên, với thâm hụt ngân sách cao (trên dưới 6% GDP) và thâm hụt thương mại lớn (6,65 tỷ USD), trong khi dấu hiệu của nguồn kiều hối và đầu tư nước ngoài lại có xu thế giảm, rõ ràng là tiền đồng vẫn đang chịu nhiều sức ép phải giảm giá, ít nhất là trong trung và dài hạn.
Lạm phát cao khiến cho NHNN, mặc dù đã phải sử dụng đến cả các biện pháp hành chính, vẫn chưa hạ được mặt bằng lãi suất như mong muốn. |
Theo Nghị quyết 11, Chính phủ yêu cầu các địa phương kiên quyết cắt giảm các dự án chưa cấp bách và kém hiệu quả. Nếu đặt vấn đề theo một cách khác, câu hỏi cần phải trả lời là tại sao những dự án chưa cần thiết và kém hiệu quả lại được đưa vào kế hoạch đầu tư, để rồi bây giờ phải cắt giảm. Rõ ràng là cơ chế thẩm định và ra quyết định đầu tư công của chúng ta từ lâu đã có vấn đề.
Kiềm chế lạm phát đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, thực tế là ở Việt Nam hiện nay, gánh nặng chống lạm phát hầu như đặt hoàn toàn trên vai của chính sách tiền tệ. Điều này xuất phát từ một số điểm khác biệt quan trọng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Thứ nhất, chính sách tài khóa thường kém minh bạch hơn, theo nghĩa là chúng ta có thể quan sát quỹ đạo điều chỉnh lãi suất của NHNN nhưng lại không theo dõi được quỹ đạo điều chỉnh thu chi hay đầu tư của Chính phủ.
Thứ hai, chính sách tài khóa thường có độ trễ dài hơn, và vì vậy thường ít phát huy tác dụng trong ngắn hạn khi cần phải "hạ nhiệt" lạm phát càng sớm càng tốt.
Thứ ba, chính sách tài khóa thường gắn liền một cách mật thiết hơn với các nhóm lợi ích. Điều này làm giảm đáng kể tính khả thi của việc cắt giảm ngân sách, chi tiêu, hay đầu tư công, điều mà chúng ta đã quan sát thấy rất rõ trong giai đoạn chống lạm phát năm 2008.
Còn tại thời điểm này, mặc dù đã có quyết sách cắt giảm đầu tư công nhưng nhiều tỉnh thành vẫn đưa ra những kế hoạch cắt giảm chung chung, thậm chí còn kiên trì xin nới chỉ tiêu cắt giảm. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 5/2011, các bộ ngành và địa phương cắt giảm được khoảng 42.000 tỷ đồng. Còn các tập đoàn, tổng công ty đăng ký cắt giảm khoảng 39.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thì trong năm 2011, 22 tập đoàn và tổng công ty nhà nước có kế hoạch đầu tư lên tới 350.000 tỷ đồng, tức là tương đương với 40% tổng đầu tư toàn xã hội trong năm 2010. Như vậy, ngay cả khi cắt giảm được tổng cộng 81.000 tỷ đồng hay 9% tổng đầu tư toàn xã hội như dự kiến (mặc dù một tỷ lệ không nhỏ chỉ là cắt trên giấy) nhưng nếu không kiểm soát được 350.000 tỷ đồng đầu tư của các tập đoàn và tổng công ty thì mục tiêu giảm tổng cầu chắc chắn sẽ không đạt được.
Trong bối cảnh hiện nay, chính phủ cần nhất quán với ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó hàng đầu là giảm lạm phát. Nếu không làm được điều này thì một mặt sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân, đặc biệt là người nghèo, mặt khác lãi suất tiếp tục cao và sức ép lên tiền đồng sẽ gia tăng. Đồng thời, khi dư địa của từng chính sách không nhiều thì yêu cầu phối hợp đồng thời nhiều biện pháp chính sách một cách hiệu quả lại càng trở nên cấp thiết.
(Theo TBKTSG)
____________________
* Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright
0 nhận xét