Chính trường Thái Lan: Chính phủ của em gái Thaksin sẽ đứng vững?

Bà Yingluck
 
Đảng chính trị thân Thaksin lại giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử của Thái Lan hôm 3/7 vừa rồi. Đây là một cú đấm đối với giới quý tộc, hoàng gia, tầng lớp trung lưu - những thành phần ủng hộ cuộc đảo chính quân sự năm 2006.

Bà Yingluck Shinawatra, em gái của cựu Thủ tướng Thaksin, được cho là sẽ sớm trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước Chùa Vua. Câu hỏi được đặt ra là tương lai chính trường Thái Lan sẽ như thế nào với sự trở về của ông Thaksin dù không theo nghĩa đen. Hầu hết các chuyên gia, các nhà phân tích tham gia một cuộc hội thảo gần đây về tình hình chính trường Thái Lan đều có chung nhận định, giới quý tộc, trung lưu Thái Lan giờ đây không còn có thể dễ dàng lật đổ chính phủ thân Thaksin như trước đây.

Ông Prajak Kongkirati, một nhà khoa học chính trị thuộc trường Đại học Thammasat, mới đây nhận định, mặc dù có những nỗ lực nhằm can thiệp vào chính trường Thái Lan như một cuộc đảo chính quân sự nhưng những nỗ lực phi dân chủ kiểu đó sẽ khó có thể thành công.

Các cử tri Thái Lan đang ngày càng trở nên gắn bó hơn với hệ thống bầu cử. Điều đó được thể hiện qua tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu hôm 3/7 vừa rồi cao hơn rất nhiều so với tất cả các cuộc bầu cử khác diễn ra ở Thái Lan trong vòng 20 năm qua. Vì thế, theo ông Prajak, việc dùng quyền lực hay sức mạnh để can thiệp vào chính trường Thái Lan ngày càng trở nên không thể.

"Cuối cùng, cử tri cũng vẫn sẽ chọn ra đảng mà họ yêu thích”, ông Prajak cho biết tại một cuộc hội thảo về chính trị Thái Lan ở trường Đại học Chulalongkorn.

Nhất trí với quan điểm của ông Prajak, ông Viengrat Netipho, cũng là một nhà khoa học chính trị của trường Đại học Thammasat, cho biết thêm, những cử tri bỏ phiếu cho Đảng Pheu Thai thân Thaksin hầu hết là những người của phe “áo đỏ” chống lại giới quyền lực của Thái Lan. Họ bỏ phiếu cho Pheu Thai vì có cùng tư tưởng với đảng này.

"Những người áo đỏ đã bỏ phiếu cho Pheu Thai không phải bởi vì những cam kết của đảng này hay là các chính sách dân tuý. Lý do mà họ bỏ phiếu cho Pheu Thai bởi đảng này là một biểu tượng trong cuộc đấu tranh chống lại giới quyền uy ở Thái Lan. Chiến thắng áp đảo của Pheu Thai phản ánh sự đoàn kết của phe áo đỏ trong cuộc đấu tranh cho hệ tư tưởng của họ," nhà phân tích Viengrat nhận định.

Những cuộc biểu tình mới nhất của phe áo đỏ chống giới quyền uy diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 năm ngoái, khiến 91 người thiệt mạng và gần 2.000 người bị thương. Phe áo đỏ đã chiếm khu vực kinh doanh sầm uất ở trung tâm thủ đô Bangkok trong suốt hơn một tháng và kêu gọi chính phủ của Đảng Dân chủ giải tán Quốc hội, tổ chức một cuộc bầu cử sớm. Chiến dịch biểu tình này chỉ kết thúc sau một tuần đối đầu đẫm máu giữa người biểu tình và lực lượng quân đội.

Không lâu sau ngày bầu cử, ông Tanat Chaokao, một nông dân nghèo thuộc phe áo đỏ sống ở tỉnh phía đông bắc Mukdaharn, cho biết, ông bỏ phiếu cho đảng Pheu Thai như một cách để lên án cuộc đảo chính năm 2006. Ông Chaokao khẳng định, cá nhân ông không ngưỡng mộ cựu Thủ tướng Thaksin nhưng xem ông Thaksin là một trong những nạn nhân của cuộc đảo chính. Quan điểm này đã nhận được sự ủng hộ của một học giả khác tham dự cuộc hội thảo nói trên.

Ông Anusorn Tamajai, một nhà kinh tế đến từ trường Đại học Rangsit, phân tích, cuộc bầu cử hồi đầu tháng 7 phản ánh thực tế rằng đa số người Thái Lan đang đoàn kết lại để thể hiện một điều: Họ muốn giải quyết cuộc xung đột chính trị chỉ thông qua các biện pháp dân chủ.

Cựu Thủ tướng Thaksin và các đảng phái chính trị của ông đã được tầng lớp công nhân, nông dân nghèo sử dụng để thúc đẩy chương trình nghị sự riêng của họ. Đó là chương trình không được các chính khách quan tâm đến.

Khi đa số người dân Thái Lan thể hiện sự lên án mạnh mẽ các biện pháp phi dân chủ thì giới quyền uy nước này nên làm gì?

Theo chuyên gia Prajak, cách duy nhất mà giới quý tộc, trung lưu Thái Lan có thể có được quyền lực chính trị để cân bằng với quyền lực của tầng lớp nông dân, công nhân nghèo là ủng hộ Đảng Dân chủ trở thành một đảng lớn hơn và mạnh hơn. Điều đó sẽ thúc đẩy chính trường Thái Lan đi theo xu hướng hai đảng chính, gồm Đảng Pheu Thai ủng hộ tầng lớp nông dân, công nhân nghèo và đảng Dâng chủ ủng hộ giới quyền uy.

Tuy nhiên, sự chênh lệch về số ghế mà Đảng Dân chủ và Đảng Pheu Thái giành được hiện nay đang quá lớn. Đảng Pheu Thai giành thới 265 trong tổng số 500 ghế, chiếm khoảng 53% trong khi Đảng Dân chủ chỉ giành được 159 ghế, khoảng 30%. Trong tình thế này, Đảng Dân chủ cần phải tự cải cách để thu hút nhiều cử tri hơn và để trở nên mạnh hơn. Giới quý tộc, trung lưu sau đó mới có thể xây dựng được sự hiện diện đủ mạnh trong Quốc hội. Nếu theo cách này, giới hoàng gia, trung lưu sẽ không còn cần phải sử dụng đến các biện pháp phi dân chủ để thực hiện mong muốn của họ.

Kiệt Linh - (theo THX)
VnMedia

Tags: , , , , , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia