Cuộc không kích của NATO do Pháp và Anh dẫn đầu vào Libya đã kéo dài hơn 4 tháng kể từ ngày 19-3.
Mục đích ban đầu là nhanh chóng buộc nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đầu hàng, đã không thành hiện thực.
Câu hỏi lớn đặt ra là vì sao NATO chưa thể đạt mục đích của họ? Về phía chính phủ Libya, họ vẫn còn sở hữu một lượng lớn tên lửa và chất nổ đủ để biến Tripoli thành thùng thuốc súng nếu quân nổi dậy tiến vào.
Mục đích ban đầu là nhanh chóng buộc nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đầu hàng, đã không thành hiện thực.
Câu hỏi lớn đặt ra là vì sao NATO chưa thể đạt mục đích của họ? Về phía chính phủ Libya, họ vẫn còn sở hữu một lượng lớn tên lửa và chất nổ đủ để biến Tripoli thành thùng thuốc súng nếu quân nổi dậy tiến vào.
Trong những ngày này, lực lượng đối lập, được Mỹ, phương Tây và nhiều nước công nhận vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn thị trấn dầu mỏ chiến lược Brega, cách Tripoli 800km về phía Đông. Nguyên nhân là do nhà lãnh đạo Gaddafi từng đe dọa sẽ biến Tripoli thành chảo lửa nếu lực lượng đối lập tấn công. Sự bám trụ quyết liệt của ông Gaddafi còn có sự tiếp sức của không ít người ủng hộ.
Trong một bài phát biểu qua băng ghi âm gửi tới những người ủng hộ ở quê nhà Sirte, nhà lãnh đạo Gaddafi tuyên bố ông không đàm phán với bất cứ ai cho tới Ngày Phán xét, nếu những ai muốn ông ra đi thì phải hỏi chính người dân Libya. Rất nhiều người dân Libya thật sự không có thiện cảm với các cuộc không kích của NATO, xem đó là lực lượng xâm lược.
Với những người ủng hộ Gaddafi, họ xem ông ta là lực lượng chính nghĩa chống lại lực lượng xâm lược. Nhiều vùng sau khi vào tay của lực lượng đối lập, đã xảy ra hàng loạt vụ cướp của, tra tấn, hãm hiếp và xử tử những người ủng hộ ông Gaddafi. Thậm chí, theo New York Times, nhiều người dân tại làng Qawalish đã bị trục xuất khỏi nhà.
Như đã nói từ đầu, chiến dịch của NATO sẽ kéo dài nếu họ không thể đổ bộ. Sau khi Mỹ không tham gia chiến dịch, mọi trách nhiệm đè nặng lên Pháp, Anh và một số nước châu Âu. Trong bối cảnh kinh tế EU đang bị nợ công đe dọa có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào, việc chi thêm tiền cho cuộc chiến tại Libya sẽ khiến tình hình càng trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, thay vì buộc ông Gaddafi phải từ bỏ quyền lực và rời khỏi Libya để đối mặt với phiên xử của tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh, một số nhân vật trong NATO muốn chuyển sang kế hoạch B.
Như đã nói từ đầu, chiến dịch của NATO sẽ kéo dài nếu họ không thể đổ bộ. Sau khi Mỹ không tham gia chiến dịch, mọi trách nhiệm đè nặng lên Pháp, Anh và một số nước châu Âu. Trong bối cảnh kinh tế EU đang bị nợ công đe dọa có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào, việc chi thêm tiền cho cuộc chiến tại Libya sẽ khiến tình hình càng trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, thay vì buộc ông Gaddafi phải từ bỏ quyền lực và rời khỏi Libya để đối mặt với phiên xử của tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh, một số nhân vật trong NATO muốn chuyển sang kế hoạch B.
Theo đó, chấp nhận ông Gaddafi ở lại Libya sau khi rời khỏi quyền lực và để ngỏ khả năng ông bị truy tố. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe phát biểu trên kênh truyền hình Pháp LCI cho rằng, ông Gaddafi có thể ở lại Libya với điều kiện không được tham gia đời sống chính trị của nước này. Ngay cả Washington cũng tránh nói rõ về số phận của ông Gaddafi sau khi rời chức vụ.
Sau cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao Mỹ với đại diện của Chính phủ Libya cuối tuần qua, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jey Carney cho biết, thông điệp của Mỹ tại cuộc gặp này là ông Gaddafi phải rời khỏi chức vụ nhưng lực lượng đối lập lại không đồng ý như vậy. Đại diện của lực lượng này ở Anh, ông Guma Elgumaty, cho rằng ông Gaddafi phải rời khỏi Libya nếu không muốn bị giết.
Theo ông Robert Danin, một nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Hội đồng đối ngoại ở Washington, chiến dịch quân sự của NATO càng kéo dài, liên minh càng nhiều khả năng mất đoàn kết. Ông Danin cho rằng, thời gian trở thành bạn đồng hành của ông Gaddafi và dường như ông ta đang ngày càng mạnh hơn ở vị thế đàm phán.
KHÁNH MINH
Theo SGGP
CHIẾN SỰ LIBYA:
0 nhận xét