Cuộc chiến tại Libya kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cho đến nay vẫn không có nhiều người biết rõ về quân nổi dậy, lực lượng được cho là cánh tay đắc lực của NATO. Lực lượng này đang gặp nhiều khó khăn về tài chính và đang trở nên lúng túng trong việc tấn công vào lực lượng ủng hộ ông Gaddafi.
- Đội quân ô hợp
Phía Đông Libya, thành phố Benghazi là thành lũy của lực lượng nổi dậy, hay còn gọi là Hội đồng quá độ quốc gia (NTC) được thành lập dưới sự lãnh đạo của cựu Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel-Jalil.
Theo miêu tả của AFP, ở đây, người ta bắt gặp hàng loạt lá cờ của các nước NATO cắm tại trụ sở phe nổi dậy, một thông điệp cảm ơn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vì đã “tiến hành giải phóng người dân Libya khỏi chế độ độc tài”.
Không rõ có phải vì thiếu hiểu biết, những lãnh đạo của phe nổi dậy đã để bức chân dung người anh hùng giải phóng dân tộc Omar Mukhtar bên cạnh lá cờ của nước Ý - quốc gia đã treo cổ ông, người được mệnh danh là “sư tử sa mạc”, vì ông đã lãnh đạo cuộc nổi dậy chống quân xâm lược Ý năm 1931.
Một người dân ở Ghiryan khóc thương người thân bị chết trong vụ bắn rocket giữa lực lượng nổi dậy và quân đội của ông Gaddafi. |
Người ta từng cho rằng, NTC bao gồm đại diện các binh lính quân đội đã rời bỏ Tổng thống Gaddafi, các thủ lĩnh bộ tộc, các quan chức mới được chỉ định ở những thành phố và thị trấn nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng chống chính phủ, nhưng thật ra trong lực lượng này có nhiều người thuộc thành phần bất hảo.
Đây là những thành viên còn lại của Nhóm chiến đấu Libya, một tổ chức theo mô hình Al Qaeda, có quan hệ với các phiến quân Hồi giáo trốn tù khi bạo loạn bùng phát. Bên cạnh đó là những “phần tử tự phát”, họ tự nguyện gia nhập lực lượng nổi dậy và xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội.
Hiện nay, phe nổi dậy đang gặp nhiều khó khăn về tài chính để tiếp tục chống chọi với đội quân của ông Gaddafi. Càng đi sâu vào cuộc chiến, phe nổi dậy càng bộc lộ nhiều điểm yếu: không tổ chức, không kế hoạch cụ thể cho hoạt động tác chiến, phụ thuộc quá nhiều vào NATO.
Hiện nay, phe nổi dậy đang gặp nhiều khó khăn về tài chính để tiếp tục chống chọi với đội quân của ông Gaddafi. Càng đi sâu vào cuộc chiến, phe nổi dậy càng bộc lộ nhiều điểm yếu: không tổ chức, không kế hoạch cụ thể cho hoạt động tác chiến, phụ thuộc quá nhiều vào NATO.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe khẳng định, các nước ủy viên trong Hội đồng Bảo an LHQ và NATO đã được thông báo về kế hoạch cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy ở Libya của Pháp. |
Và quan trọng là mục đích chiến đấu của họ không phải vì lợi ích của đa số người dân Libya, mà chỉ phục vụ cho lợi ích của một nhóm người do nước ngoài giật dây. Vì vậy cho đến nay họ vẫn chưa vượt ra khỏi ranh giới Benghazi vì không được đa số người dân ủng hộ.
Giới quan sát nhận định, ngày càng xuất hiện những bất đồng trong liên minh NATO ủng hộ quân nổi dậy ở Libya. Hãng phân tích Stratfor của Mỹ nhận định: “Sự thống nhất tạm thời giữa các phần tử nổi dậy là dựa trên cơ sở các bên đều muốn lật đổ nhà lãnh đạo Libya tham quyền cố vị. Đây chỉ là một thứ liên minh lợi ích. Với sự rạn nứt trong nội bộ liên minh phương Tây, sự đổ vỡ trong quan hệ giữa liên minh này với lực lượng nổi dậy Libya là không thể tránh khỏi".
- Vi phạm Nghị quyết của HĐBA
Theo RIA-Novosti, sau khi Pháp thừa nhận cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Pháp đã vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết 1970 của Hội đồng Bảo an LHQ, theo đó áp đặt một lệnh cấm vận vũ khí toàn diện đối với Libya kể từ tháng 2-2011.
Trong diễn biến liên quan, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Jean Ping cũng đã bày tỏ quan ngại trước hành động trên của Pháp và lo ngại rằng, những vũ khí này có thể cuối cùng sẽ rơi vào tay các phần tử khủng bố Al Qaeda, những kẻ buôn bán ma túy và buôn bán người. Phản ứng trước những dư luận bất bình, Pháp khẳng định không vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của LHQ vì cần có đạn dược để bảo vệ dân thường bị đe dọa.
Đại sứ Pháp tại LHQ Gerard Araud chống chế cho rằng Paris hành động theo một điều khoản trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua vào tháng 3, theo đó áp đặt lệnh cấm bay trên vùng trời Libya và cho phép thực thiện hành động quân sự để bảo vệ thường dân.
Không những chỉ có Pháp, Anh cũng cho biết đã cung cấp 5.000 bộ áo giáp, 6.650 bộ đồng phục cảnh sát và 5.000 bộ áo phản quang cho lực lượng cảnh sát trung thành với phe nổi dậy.
THANH HẰNG
Theo SGGP
0 nhận xét