Sớm phải hứng chịu thiệt thòi khi sinh ra đã là trẻ mồ côi, có hoàn cảnh kém may mắn... song các em đã biết ý thức không ai được lựa chọn cha mẹ và hoàn cảnh, còn tương lai thì bản thân hoàn toàn có thể chọn lựa và quyết định bằng chính kết quả học tập và tình yêu thương, chia sẻ với các bạn đồng cảnh ngộ. Đó là nét chung của các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vừa được Sở LĐTB-XH TPHCM tuyên dương.
- Tuổi thơ buồn
Vừa nói chuyện, Trần Thế Trường (14 tuổi) vừa kéo ống quần, để lộ ra đôi bàn chân và cặp ống đồng chắc nịch bất thường: “Chỉ cần ấn ngón tay vào là nhói đau, hoặc hôm nào trở trời là đôi chân em tê tê, giật giật rất khó chịu. Đó là hệ quả của hơn 1 năm đi bụi, in dấu chân khắp các công viên ở TP”.
Nhà Trường ở huyện Bình Chánh, ba làm thợ sửa giày thu nhập chẳng bao nhiêu, lại nghiện rượu và thường xuyên đánh mắng mẹ. Túng quẫn, hết lớp 3, Trường đã phải nghỉ học. Hai người chị gái lập gia đình. Còn Trường, anh trai và mẹ phải nhịn nhục trước đòn roi của ba.
Một ngày, mẹ và anh Trường bị bắt vì dính líu với ma túy. Và Trường bắt đầu đi lang thang, xin ăn để sống qua ngày. Rồi Trường dành dụm được 200.000 đồng từ tiền bố thí để sắm bộ đồ vá xe đạp và hành nghề tại Công viên Lê Văn Tám, 23-9… suốt hơn 1 năm cho đến khi được cán bộ LĐTB-XH đưa về Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP vào tháng 11-2009.
Với N.T.M. (14 tuổi), trong tâm thức của mình, hình ảnh của đấng sinh thành chỉ là vài tấm hình cũ của ba mẹ. Họ ra đi khi còn quá trẻ bởi HIV/AIDS, đồng thời truyền lại M. căn bệnh thế kỷ đó. Những người còn lại trong gia đình không ai đủ tự tin chăm sóc M. nên M. đến với ngôi nhà chung của trẻ em có “H” (HIV) là Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân.
Với N.T.M. (14 tuổi), trong tâm thức của mình, hình ảnh của đấng sinh thành chỉ là vài tấm hình cũ của ba mẹ. Họ ra đi khi còn quá trẻ bởi HIV/AIDS, đồng thời truyền lại M. căn bệnh thế kỷ đó. Những người còn lại trong gia đình không ai đủ tự tin chăm sóc M. nên M. đến với ngôi nhà chung của trẻ em có “H” (HIV) là Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân.
Các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong phần thi dán tranh giấy tại hội trại “Chắp cánh ước mơ”. |
- Vươn lên và sẻ chia
Bây giờ, M. đã ra dáng một thiếu nữ mảnh mai có gương mặt trái xoan xinh xắn... Để có thể chung sống hòa bình và tích cực với “H”, từ nhỏ M. đã phải làm quen, học và áp dụng các biện pháp dự phòng nhằm tránh tránh lây truyền HIV sang người khác cũng như luôn phải tuân thủ phác đồ điều trị ARV nghiêm ngặt nhằm tránh nguy cơ kháng thuốc. Chính niềm yêu thích văn chương và thơ nhạc đã giúp em cân bằng, tìm được sự bình yên trong cõi lòng non trẻ. Bù lại niềm say mê và nỗ lực của em, nhiều năm liền M. là học sinh giỏi văn cấp quận.
Không những là cánh chim đầu đàn trong học tập, M. còn tích cực giúp các thầy cô tại trung tâm chăm sóc 3 tổ với 30 em nhỏ đồng cảnh ngộ. Hàng ngày, với những kiến thức đã được học và đang áp dụng cho chính bản thân, M. nhẹ nhàng, cẩn trọng chăm sóc các bé.
Ngày mới vào trung tâm, Trường thu mình và tuyệt giao với mọi người. Một thời gian, Trường dần quen với lối sống ở đây. Trước đó, em mới học hết lớp 3 dù đã 14 tuổi. Để theo kịp các bạn, sau giờ học trên lớp, Trường mày mò chép lại các bài toán, học thuộc các bài văn khó. Chỉ trong thời gian rất ngắn, Trường đã theo kịp bạn bè và trở thành học sinh giỏi. Trường cũng đạt được danh hiệu này ở lớp 5 trong niên học vừa kết thúc. “Em chỉ mong học thật giỏi để sau này thực hiện ước mơ từ hồi 6, 7 tuổi là lớn lên sẽ trở thành bác sĩ, chữa bệnh cho mẹ”, Trường tâm sự.
Em Nguyễn Văn Tâm (13 tuổi) ở Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp bị hở cột sống, liệt hai chi dưới. Hàng ngày, Tâm và các bạn đến trường bằng xe lăn, sau đó được cán bộ phụ trách cõng lên lớp học trên lầu 2 rồi em tự bò vào bàn học. 5 năm liền, Tâm là học sinh tiên tiến. Em có trí nhớ rất tốt nên sau các buổi học thường truyền đạt lại những yêu cầu mà giáo viên trong trường nhắc nhở các bạn để người phụ trách của trung tâm phối hợp, chăm sóc các em được chu đáo.
Ngày mới vào trung tâm, Trường thu mình và tuyệt giao với mọi người. Một thời gian, Trường dần quen với lối sống ở đây. Trước đó, em mới học hết lớp 3 dù đã 14 tuổi. Để theo kịp các bạn, sau giờ học trên lớp, Trường mày mò chép lại các bài toán, học thuộc các bài văn khó. Chỉ trong thời gian rất ngắn, Trường đã theo kịp bạn bè và trở thành học sinh giỏi. Trường cũng đạt được danh hiệu này ở lớp 5 trong niên học vừa kết thúc. “Em chỉ mong học thật giỏi để sau này thực hiện ước mơ từ hồi 6, 7 tuổi là lớn lên sẽ trở thành bác sĩ, chữa bệnh cho mẹ”, Trường tâm sự.
Em Nguyễn Văn Tâm (13 tuổi) ở Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp bị hở cột sống, liệt hai chi dưới. Hàng ngày, Tâm và các bạn đến trường bằng xe lăn, sau đó được cán bộ phụ trách cõng lên lớp học trên lầu 2 rồi em tự bò vào bàn học. 5 năm liền, Tâm là học sinh tiên tiến. Em có trí nhớ rất tốt nên sau các buổi học thường truyền đạt lại những yêu cầu mà giáo viên trong trường nhắc nhở các bạn để người phụ trách của trung tâm phối hợp, chăm sóc các em được chu đáo.
Hoàng Đình Toán và Đỗ Khắc Tú (cùng 13 tuổi) trước đây được gia đình gửi vào TPHCM đánh giày, lang thang xin ăn. Hiện các bé đang được chăm sóc tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP, đều trở thành học sinh giỏi, thường xuyên kèm cặp các bạn học kém hơn và giúp đỡ thầy cô chăm sóc các em nhỏ.
Nhằm khơi gợi, thắp sáng nhiều hơn nữa những ước mơ và hoài bão đẹp đẽ của các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Sở LĐTB-XH TPHCM đã tổ chức chuyến vui chơi, giao lưu “Chắp cánh ước mơ” trong 2 ngày tại Cần Giờ. Hy vọng, trong khi các em đặt viên gạch đầu tiên xây dựng tương lai, vun đắp ước mơ của mình, những ước mơ sẽ tiếp tục được chắp cánh nhờ sự quan tâm, động viên kịp thời của cộng đồng.
Nhằm khơi gợi, thắp sáng nhiều hơn nữa những ước mơ và hoài bão đẹp đẽ của các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Sở LĐTB-XH TPHCM đã tổ chức chuyến vui chơi, giao lưu “Chắp cánh ước mơ” trong 2 ngày tại Cần Giờ. Hy vọng, trong khi các em đặt viên gạch đầu tiên xây dựng tương lai, vun đắp ước mơ của mình, những ước mơ sẽ tiếp tục được chắp cánh nhờ sự quan tâm, động viên kịp thời của cộng đồng.
ĐƯỜNG LOAN
Theo SGGP
0 nhận xét