Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác cải cách thủ tục hành chính diễn ra hôm qua 18-7, do Văn phòng Chính phủ tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo 24 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành. Quan điểm chung của các bộ ngành, địa phương đều cho rằng: Cải cách thủ tục hành chính không phải là sửa đổi được bao nhiêu quy định mà cốt lõi là những sửa đổi này phải đi vào cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
- Hàng ngàn thủ tục được “xén gọt”
Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và thực thi giai đoạn 3 của Đề án 30 tại các bộ ngành, địa phương cho thấy, tính đến ngày 30-6, các bộ - ngành đã ban hành theo thẩm quyền và dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền để đơn giản hóa 3.037 thủ tục hành chính trên tổng số 4.800 thủ tục phải đơn giản hóa, đạt tỷ lệ 63%.
63 tỉnh, thành cũng đã thực thi phương án đơn giản hóa 3.636 thủ tục hành chính. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ những hạn chế, chậm trễ hoặc thực hiện chưa nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về việc công bố, công khai và minh bạch thủ tục hành chính, cập nhật những thủ tục hành chính này trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính… Một trong những nguyên nhân chính được đưa ra là vấn đề nhận thức của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và của đội ngũ cán bộ, công chức được giao trách nhiệm triển khai nhiệm vụ này.
Kết quả to lớn của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính là điều rõ ràng ở tất cả các bộ ngành, địa phương. Những cải cách mạnh mẽ này đã đem lại sự thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực thuế, hải quan.
Kết quả to lớn của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính là điều rõ ràng ở tất cả các bộ ngành, địa phương. Những cải cách mạnh mẽ này đã đem lại sự thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực thuế, hải quan.
Chủ trì hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương một số bộ, ngành, địa phương có thành tích cao trong thời qua như Bộ Tài chính, Bộ TN-MT, Bộ Xây dựng, Bộ GT-VT, TPHCM, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Long An, Cần Thơ…
Thực tế đã chứng minh, cải cách thủ tục hành chính đang đi vào cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và doanh nghiệp đồng thời cũng thể hiện quyết tâm của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương và cán bộ làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính thời gian qua.
Người dân tra cứu thông tin hành chính tại kiốt thông tin điện tử ở UBND quận Tân Bình. Ảnh: THANH TÂM |
- Thủ tục tốt phải đi kèm với cán bộ tốt
Lãnh đạo các bộ ngành và địa phương dự hội nghị đều nhất trí quan điểm, phải lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo thành công của cải cách. “Cải cách thủ tục hành chính không phải là sửa đổi được bao nhiêu quy định mà cốt lõi là những sửa đổi này phải đi vào cuộc sống; giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Các đại biểu cho rằng, thủ tục thông thoáng đến đâu nhưng nếu cán bộ thực hiện nhũng nhiễu thì cải cách không đạt được kết quả như mong muốn. Quan trọng nhất vẫn là lương tâm, trách nhiệm công chức. Nhiều ý kiến đề nghị, một trong những công tác trọng tâm sắp tới là củng cố đạo đức công vụ, ngoài việc bản thân từng người phải tự rèn luyện và trau dồi năng lực, cả hệ thống phải cùng vào cuộc giám sát.
Các đại biểu cho rằng, thủ tục thông thoáng đến đâu nhưng nếu cán bộ thực hiện nhũng nhiễu thì cải cách không đạt được kết quả như mong muốn. Quan trọng nhất vẫn là lương tâm, trách nhiệm công chức. Nhiều ý kiến đề nghị, một trong những công tác trọng tâm sắp tới là củng cố đạo đức công vụ, ngoài việc bản thân từng người phải tự rèn luyện và trau dồi năng lực, cả hệ thống phải cùng vào cuộc giám sát.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, nên ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo tính công khai, minh bạch. Có như vậy mới hạn chế được sự lệ thuộc của người dân vào đạo đức cán bộ, công chức.
Qua một thời gian triển khai Đề án 30, các bộ ngành, địa phương đều cho rằng, cải cách thủ tục hành chính là một công việc khó khăn, phức tạp và đụng chạm nhưng không phải khó đến độ không làm được. Để cải cách đạt kết quả mong muốn, biện pháp quan trọng là phải xử lý nghiêm những cán bộ, công chức nhũng nhiễu, vi phạm.
Qua một thời gian triển khai Đề án 30, các bộ ngành, địa phương đều cho rằng, cải cách thủ tục hành chính là một công việc khó khăn, phức tạp và đụng chạm nhưng không phải khó đến độ không làm được. Để cải cách đạt kết quả mong muốn, biện pháp quan trọng là phải xử lý nghiêm những cán bộ, công chức nhũng nhiễu, vi phạm.
Ông Nguyễn Đình Cung (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế) cho rằng, việc đánh giá cán bộ phải có địa chỉ rõ ràng, thưởng phạt nghiêm minh mới mong tạo chuyển biến. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đồng tình: “Nếu lãnh đạo từng bộ ngành, địa phương không có tư tưởng cải cách, cấp dưới cũng sẽ không có động lực thực hiện”.
Một trong những công việc trọng tâm được Chính phủ định hướng thời gian tới là tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân để mang lại niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Một trong những công việc trọng tâm được Chính phủ định hướng thời gian tới là tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân để mang lại niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, các bộ ngành, địa phương cần coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của đơn vị mình. Các cán bộ chuyên môn cũng phải xác định đây là nhiệm vụ chung của cán bộ, công chức chứ không phải riêng của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính.
LÂM NGUYÊN
Tại hội nghị, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 3 Đề án 30, TPHCM cho rằng, công tác cải cách hành chính không chỉ được thực hiện giữa cơ quan Nhà nước với người dân và doanh nghiệp, mà phải từ chính trong hệ thống các cơ quan hành chính với nhau.Thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính từ bộ ngành Trung ương đến các địa phương hiện nay còn rườm rà, phức tạp, chưa tạo sự liên thông, thống nhất trong mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau. Đây là cản trở rất lớn trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật và giải quyết những vấn đề về thủ tục hành chính mà người dân và doanh nghiệp kiến nghị.Một vấn đề khác mà TPHCM đặt ra trong giai đoạn thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính là phải bảo đảm tính đồng bộ giữa thông tư của các bộ ngành hướng dẫn thực hiện luật và nghị định với các văn bản quy phạm pháp luật của các địa phương.Hiện 70% thủ tục hành chính do các bộ ngành ban hành, trong khi các địa phương là 30%. Nếu việc ban hành các thủ tục hành chính thiếu tính đồng bộ sẽ dẫn đến sự chồng chéo giữa cấp trên và cấp dưới, đồng thời nảy sinh ra tình trạng tùy tiện, thiếu kiểm soát được thủ tục hành chính khi ban hành và có hiệu lực trong thực tế.H.NAM
Theo SGGP
0 nhận xét