Công nghệ cao đồng nghĩa với sự ra đời của hàng loạt di động đa năng, thế nhưng cũng có những tính năng chỉ để cho vui hoặc nhanh chóng chết yểu.
MicroSIM
iPhone 4 là một thành công rực rỡ với hơn 10 triệu máy tiêu thụ trên khắp toàn cầu. Thế nhưng, một điều bất ổn ở chiếc điện thoại toàn năng này lại bắt nguồn từ chính khe SIM chẳng giống ai.
MicroSIM bé xíu có vẻ như là một phát kiến mới nhưng thực tế nó chẳng khác gì các SIM thông thường. Người dùng có thể cắt SIM để nhét vào vừa khay SIM iPhone 4 và vô hình chung Apple đã làm giàu cho các công ty sản xuất thiết bị... cắt SIM.
Gần đây, Nokia N9 mới được giới thiệu cũng sẽ sử dụng microSIM. Tuy nhiên, các tin đồn cho thấy Apple đang lên kế hoạch sản xuất điện thoại không cần SIM và điều này có lẽ hợp thời hơn. Vậy microSIM sẽ đi về đâu?
Bluetooth 3.0
Có lịch sử hơn 10 năm xuất hiện trên di động, chuẩn kết nối không dây sóng ngắn này đã trở nên quá phổ biến đến mức 80% điện thoại xuất xưởng đều được tích hợp. Vậy nhưng, trước sự lớn mạnh của WiFi cùng giao thức UPnP (DLNA), Bluetooth 3.0 có vẻ như quá thừa thãi khi được đưa vào các dòng điện thoại cao cấp.
Thực tế cho thấy, Bluetooth 3.0 không hơn chuẩn 2.1 ở tốc độ giao tiếp là bao. Vẫn chỉ là thêm tính tương tác giữa điện thoại tới các thiết bị ngoại vi không dây hoặc sang thiết bị khác mà như vậy chỉ cần 2.1 là đủ.
Máy ảnh số 12.0 MP
Cũng giống như Bluetooth, chức năng chụp ảnh số trên di động phát triển như một cao trào và giờ đây ghi nhận những bước tiến khá xa của các điện thoại chụp ảnh ở chất và lượng. Công bằng mà nói, điện thoại chụp ảnh đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Tuy nhiên, theo nhiều thử nghiệm cho thấy, chỉ cần một chiếc điện thoại chụp ảnh từ 3.0 tới 8.0 Megapixel là đủ dùng, tất nhiên với điều kiện là thấu kính tích hợp thuộc loại tốt, không phải “chấm” kiểu nội suy. Những điện thoại 12.0 Megapixel ra mắt gần đây đều cho chất lượng ảnh tốt, nhưng thực tế mấy ai dùng? Việc chụp ảnh chất lượng cao khiến máy lấy nét chậm hoặc đòi hỏi cấu hình máy rất cao mà chưa mấy smartphone đáp ứng nổi.
Do đó, khi chụp một bức hình độ phân giải cao từ di động “siêu chấm” nếu muốn ảnh đẹp thì phải chụp đủ sáng hoặc dùng đèn flash, nếu không máy lấy nét chậm sẽ dẫn tới hiện tượng nhòe hình. Đáng buồn thay cho những siêu di động chụp ảnh!
Máy chiếu di động
Xuất hiện trong những ngày sôi động của mùa hè năm 2010, các dòng điện thoại của Samsung, LG tạo được dấu ấn đậm nét với khả năng trình chiếu qua…máy chiếu đi kèm. Đây được xem là một khả năng hữu dụng với việc cho phép phát hình ảnh phim, video trên máy ra ngay bất kỳ mặt phẳng nào thông qua máy chiếu sẵn có trên máy.
Những tưởng đây sẽ là cuộc cách mạng lớn của di động khi nâng cao tính năng giải trí của máy, thế nhưng, công nghệ này chóng đến cũng chóng đi trước sự bùng nổ của cổng HDMI. Rõ ràng, nếu một chiếc di động khi phải làm đồng thời 2 nhiệm vụ duyệt video và phát hình sẽ tốn pin hơn rất nhiều một chiếc máy cắm dây HDMI rời mà hiệu năng ngang ngang nhau.
Cuối cùng, các dòng máy di động tích hợp máy chiếu hay phụ kiện máy chiếu bán kèm đều chỉ dừng ở mức cho vui, nghĩa là tính thương mại không cao và sự biến mất trên thị trường là điều không tránh khỏi.
MicroSIM
iPhone 4 là một thành công rực rỡ với hơn 10 triệu máy tiêu thụ trên khắp toàn cầu. Thế nhưng, một điều bất ổn ở chiếc điện thoại toàn năng này lại bắt nguồn từ chính khe SIM chẳng giống ai.
MicroSIM bé xíu có vẻ như là một phát kiến mới nhưng thực tế nó chẳng khác gì các SIM thông thường. Người dùng có thể cắt SIM để nhét vào vừa khay SIM iPhone 4 và vô hình chung Apple đã làm giàu cho các công ty sản xuất thiết bị... cắt SIM.
Gần đây, Nokia N9 mới được giới thiệu cũng sẽ sử dụng microSIM. Tuy nhiên, các tin đồn cho thấy Apple đang lên kế hoạch sản xuất điện thoại không cần SIM và điều này có lẽ hợp thời hơn. Vậy microSIM sẽ đi về đâu?
Bluetooth 3.0
Có lịch sử hơn 10 năm xuất hiện trên di động, chuẩn kết nối không dây sóng ngắn này đã trở nên quá phổ biến đến mức 80% điện thoại xuất xưởng đều được tích hợp. Vậy nhưng, trước sự lớn mạnh của WiFi cùng giao thức UPnP (DLNA), Bluetooth 3.0 có vẻ như quá thừa thãi khi được đưa vào các dòng điện thoại cao cấp.
Thực tế cho thấy, Bluetooth 3.0 không hơn chuẩn 2.1 ở tốc độ giao tiếp là bao. Vẫn chỉ là thêm tính tương tác giữa điện thoại tới các thiết bị ngoại vi không dây hoặc sang thiết bị khác mà như vậy chỉ cần 2.1 là đủ.
Máy ảnh số 12.0 MP
Cũng giống như Bluetooth, chức năng chụp ảnh số trên di động phát triển như một cao trào và giờ đây ghi nhận những bước tiến khá xa của các điện thoại chụp ảnh ở chất và lượng. Công bằng mà nói, điện thoại chụp ảnh đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Tuy nhiên, theo nhiều thử nghiệm cho thấy, chỉ cần một chiếc điện thoại chụp ảnh từ 3.0 tới 8.0 Megapixel là đủ dùng, tất nhiên với điều kiện là thấu kính tích hợp thuộc loại tốt, không phải “chấm” kiểu nội suy. Những điện thoại 12.0 Megapixel ra mắt gần đây đều cho chất lượng ảnh tốt, nhưng thực tế mấy ai dùng? Việc chụp ảnh chất lượng cao khiến máy lấy nét chậm hoặc đòi hỏi cấu hình máy rất cao mà chưa mấy smartphone đáp ứng nổi.
Do đó, khi chụp một bức hình độ phân giải cao từ di động “siêu chấm” nếu muốn ảnh đẹp thì phải chụp đủ sáng hoặc dùng đèn flash, nếu không máy lấy nét chậm sẽ dẫn tới hiện tượng nhòe hình. Đáng buồn thay cho những siêu di động chụp ảnh!
Máy chiếu di động
Xuất hiện trong những ngày sôi động của mùa hè năm 2010, các dòng điện thoại của Samsung, LG tạo được dấu ấn đậm nét với khả năng trình chiếu qua…máy chiếu đi kèm. Đây được xem là một khả năng hữu dụng với việc cho phép phát hình ảnh phim, video trên máy ra ngay bất kỳ mặt phẳng nào thông qua máy chiếu sẵn có trên máy.
Những tưởng đây sẽ là cuộc cách mạng lớn của di động khi nâng cao tính năng giải trí của máy, thế nhưng, công nghệ này chóng đến cũng chóng đi trước sự bùng nổ của cổng HDMI. Rõ ràng, nếu một chiếc di động khi phải làm đồng thời 2 nhiệm vụ duyệt video và phát hình sẽ tốn pin hơn rất nhiều một chiếc máy cắm dây HDMI rời mà hiệu năng ngang ngang nhau.
Cuối cùng, các dòng máy di động tích hợp máy chiếu hay phụ kiện máy chiếu bán kèm đều chỉ dừng ở mức cho vui, nghĩa là tính thương mại không cao và sự biến mất trên thị trường là điều không tránh khỏi.
(Theo GenK,VnMedia)
0 nhận xét