Các cuộc họp sắp tới của ASEAN được coi là những nỗ lực lớn của ASEAN trong việc giải quyết những tranh chấp về lãnh thổ giữa các bên, trong đó bao gồm cả tranh chấp trên Biển Đông.
ARF được coi là diễn đàn hiệu quả hơn đối với các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực. |
Những Hội nghị quốc tế này đang được các nước thành viên ASEAN, các nước châu Á và quốc tế ngày càng quan tâm vì chúng diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang nỗ lực hướng tới xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015.
Hiện Indonesia là nước giữ vai trò Chủ tịch ASEAN, được kỳ vọng đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động mọi sự ủng hộ để đối phó với những vấn đề vô cùng khó khăn, từ căng thẳng gia tăng ở Biển Đông cho đến các vấn đề phi hạt nhân hóa.
Theo đó, các cuộc họp sắp tới của ASEAN, sẽ xem xét kỹ lưỡng một số vấn đề quan trọng như, giải quyết tranh chấp Biển Đông, tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia, Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân ở khu vực Đông Nam Á.
Trước thềm Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ngày 11/7/2011, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan khẳng định, các nước ASEAN sẽ bàn thảo về những tranh chấp trên Biển Đông và mong muốn giải quyết dứt điểm vấn đề vào năm 2012, nhân kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC).
Theo đó, ASEAN cần thể hiện vai trò lớn hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời, mang lại cơ hội đối thoại bình đẳng giữa các bên tranh chấp nhằm xoa dịu được căng thẳng liên quan đến các cuộc tranh chấp trên biển Đông bằng cách nhất trí với nhau về một bộ quy tắc ứng xử.
Về tranh chấp biển giới giữa Thái Lan và Campuchia, Tổng thư ký ASEAN cho rằng, ASEAN cần phải nâng cao vai trò trong việc giải quyết xung đột giữa các thành viên với nhiều kết quả thực tiễn.
ASEAN phải có cơ chế giải quyết xung đột mạnh mẽ hơn, chứ không chỉ dựa trên các nguyên tắc truyền thống không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên, thúc đẩy đối thoại và sự đồng thuận để giải quyết tranh chấp.
Về Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam Á (SEANWFZ), Tổng thư ký ASEAN cho rằng, trong các cuộc họp tới, ASEAN cũng cần tập trung vào Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân tại khu vực Đông Nam Á được 10 nước thành viên ASEAN ký tại Bangkok ngày 15/12/1995.
Đây là một công cụ có ý nghĩa thể hiện sự đóng góp của ASEAN vào việc hướng tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, chưa có quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào ký văn kiện này. Do đó, việc nối lại các cuộc thảo luận về SEANWFZ trong các diễn đàn sắp tới là vô cùng quan trọng.
Nhân định về tầm quan trọng của các hội nghị sắp tới, giới chuyên gia cho rằng, tất cả các cuộc hội nghị này đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ duy trì hòa bình ổn định trong nội khối ASEAN mà còn có những ảnh hưởng tích cực đến hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được coi là diễn đàn đưa ra các giải pháp rõ ràng và hiệu quả hơn đối với các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực.
Theo nhận định chuyên gia nghiên cứu về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Budi Luhur của Indonesia ông Fahlesa Munabari, thời điểm này là lúc để Indonesia đóng vai trò quyết định thúc đẩy những vấn đề ưu tiên trong các diễn đàn sắp tới, nếu không ARF sẽ chỉ là nơi tụ tập để nói chuyện.
Theo ông Munabari, ARF được coi là diễn đàn đưa ra các giải pháp rõ ràng và hiệu quả hơn đối với các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực với hai lý do gồm, ARF là diễn đàn duy nhất trong khuôn khổ ASEAN, được thành lập chủ yếu để thúc đẩy đối thoại về các vấn đề chính trị và an ninh chung, đồng thời tìm cách giải quyết các vần đề nhạy cảm.
Ngoài ra, ARF còn tạo cơ hội để ASEAN bày tỏ các mối quan tâm về an ninh khu vực, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ đối với các giải pháp cho những vấn đề này. Indonesia hiện đang giữ vai trò chủ tịch ASEAN, vì vậy Indonesia có một vai vò hết sức quan trọng trong giải quyết các vấn đền trong khu vực, dặc biệt trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Theo nhận định của các chuyên gia quốc tế chuyên nghiên cứu về biển, trong đó nhà nghiên cứu Ristian Atriandi Supriyanto thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Đông Á CEACOS đánh giá, với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2011, Indonesia có thể đóng vai trò tích cực không chỉ giúp làm dịu căng thẳng mà còn đại diện cho quan điểm tập thể của ASEAN về tranh chấp ở biển Đông. Indonesia cũng từng có kinh nghiệm riêng của mình trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Do vậy, với nhiều biện pháp khác nhau, Indonesia có thể hỗ trợ cho những nỗ lực xem xét lại DOC, thông qua các biện pháp có thể được thực hiện để cấm sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực trong giải quyết tranh chấp bao gồm việc nâng DOC thành một cơ sở pháp lý có trọng lượng hơn để liên kết tất cả các bên, tăng cường các cuộc thảo luận trong khu vực liên quan đến các vấn đề hàng hải, cải thiện các cơ chế hiện tại để các nước tiến hành tập trận quân sự. Cách tiếp cận hiệu quả nhất có thể là tiến hành tập trận chung giữa các bên tranh chấp.
Theo đó, các cuộc họp sắp tới của ASEAN, sẽ xem xét kỹ lưỡng một số vấn đề quan trọng như, giải quyết tranh chấp Biển Đông, tranh chấp biên giới Thái Lan-Campuchia, Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân ở khu vực Đông Nam Á.
Trước thềm Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ngày 11/7/2011, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan khẳng định, các nước ASEAN sẽ bàn thảo về những tranh chấp trên Biển Đông và mong muốn giải quyết dứt điểm vấn đề vào năm 2012, nhân kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC).
Theo đó, ASEAN cần thể hiện vai trò lớn hơn trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời, mang lại cơ hội đối thoại bình đẳng giữa các bên tranh chấp nhằm xoa dịu được căng thẳng liên quan đến các cuộc tranh chấp trên biển Đông bằng cách nhất trí với nhau về một bộ quy tắc ứng xử.
Về tranh chấp biển giới giữa Thái Lan và Campuchia, Tổng thư ký ASEAN cho rằng, ASEAN cần phải nâng cao vai trò trong việc giải quyết xung đột giữa các thành viên với nhiều kết quả thực tiễn.
ASEAN phải có cơ chế giải quyết xung đột mạnh mẽ hơn, chứ không chỉ dựa trên các nguyên tắc truyền thống không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên, thúc đẩy đối thoại và sự đồng thuận để giải quyết tranh chấp.
Về Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân khu vực Đông Nam Á (SEANWFZ), Tổng thư ký ASEAN cho rằng, trong các cuộc họp tới, ASEAN cũng cần tập trung vào Hiệp ước phi vũ khí hạt nhân tại khu vực Đông Nam Á được 10 nước thành viên ASEAN ký tại Bangkok ngày 15/12/1995.
Đây là một công cụ có ý nghĩa thể hiện sự đóng góp của ASEAN vào việc hướng tới giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, chưa có quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào ký văn kiện này. Do đó, việc nối lại các cuộc thảo luận về SEANWFZ trong các diễn đàn sắp tới là vô cùng quan trọng.
Nhân định về tầm quan trọng của các hội nghị sắp tới, giới chuyên gia cho rằng, tất cả các cuộc hội nghị này đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ duy trì hòa bình ổn định trong nội khối ASEAN mà còn có những ảnh hưởng tích cực đến hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được coi là diễn đàn đưa ra các giải pháp rõ ràng và hiệu quả hơn đối với các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực.
Theo nhận định chuyên gia nghiên cứu về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Budi Luhur của Indonesia ông Fahlesa Munabari, thời điểm này là lúc để Indonesia đóng vai trò quyết định thúc đẩy những vấn đề ưu tiên trong các diễn đàn sắp tới, nếu không ARF sẽ chỉ là nơi tụ tập để nói chuyện.
Theo ông Munabari, ARF được coi là diễn đàn đưa ra các giải pháp rõ ràng và hiệu quả hơn đối với các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực với hai lý do gồm, ARF là diễn đàn duy nhất trong khuôn khổ ASEAN, được thành lập chủ yếu để thúc đẩy đối thoại về các vấn đề chính trị và an ninh chung, đồng thời tìm cách giải quyết các vần đề nhạy cảm.
Ngoài ra, ARF còn tạo cơ hội để ASEAN bày tỏ các mối quan tâm về an ninh khu vực, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ đối với các giải pháp cho những vấn đề này. Indonesia hiện đang giữ vai trò chủ tịch ASEAN, vì vậy Indonesia có một vai vò hết sức quan trọng trong giải quyết các vấn đền trong khu vực, dặc biệt trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Theo nhận định của các chuyên gia quốc tế chuyên nghiên cứu về biển, trong đó nhà nghiên cứu Ristian Atriandi Supriyanto thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Đông Á CEACOS đánh giá, với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2011, Indonesia có thể đóng vai trò tích cực không chỉ giúp làm dịu căng thẳng mà còn đại diện cho quan điểm tập thể của ASEAN về tranh chấp ở biển Đông. Indonesia cũng từng có kinh nghiệm riêng của mình trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Do vậy, với nhiều biện pháp khác nhau, Indonesia có thể hỗ trợ cho những nỗ lực xem xét lại DOC, thông qua các biện pháp có thể được thực hiện để cấm sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực trong giải quyết tranh chấp bao gồm việc nâng DOC thành một cơ sở pháp lý có trọng lượng hơn để liên kết tất cả các bên, tăng cường các cuộc thảo luận trong khu vực liên quan đến các vấn đề hàng hải, cải thiện các cơ chế hiện tại để các nước tiến hành tập trận quân sự. Cách tiếp cận hiệu quả nhất có thể là tiến hành tập trận chung giữa các bên tranh chấp.
0 nhận xét