Xử lý sau thanh tra - Bất cập từ quy định đến thực tiễn

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP xung quanh việc thu hồi sau thanh tra (Báo SGGP đã phản ánh ngày 17-6), ông Hoàng Đức Long (ảnh), Phó Chánh Thanh tra TPHCM cho rằng, những tồn tại phần lớn do những bất cập từ quy định đến thực tiễn trong lĩnh vực này.

* Phóng viên:
Ông có thể phân tích cụ thể hơn?
Ông Hoàng Đức Long
* Ông HOÀNG ĐỨC LONG: Trong thực tế, việc xử lý thu hồi sau thanh tra còn gặp khó khăn, nhất là xử lý thu hồi về kinh tế, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Về phía đối tượng thường viện dẫn lý do khách quan, đơn vị gặp khó khăn về kinh tế (chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang cổ phần hóa, ảnh hưởng tình trạng chung của nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao dẫn đến phá sản, vỡ nợ…); phần lớn do nhận thức chưa đầy đủ và có phần chây ỳ, cố tình không thực hiện.
Về phía trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và đoàn thanh tra, do chưa có bộ phận chuyên trách theo dõi nên thiếu kiểm tra đôn đốc, còn buông lỏng việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra đã có hiệu lực pháp luật. Rộng hơn, quy định của pháp luật thiếu các biện pháp bảo đảm và chế tài đủ mạnh để thực hiện.
Ngoài ra, hiện nay cũng chưa có quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra, cũng như chưa có biện pháp xử lý các đối tượng thanh tra không chấp hành nghiêm túc các kết luận thanh tra và thông báo chỉ đạo của UBND TP.

* Qua thanh tra việc thực hiện các kết luận thanh tra mà đơn vị vừa thực hiện, theo chúng tôi được biết, “nổi” lên vấn đề trách nhiệm của hơn chục cơ quan quản lý nhà nước (Sở TN-MT, Cục Thuế, Sở GTVT, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, UBND các quận huyện…). Ông đánh giá thế nào về trách nhiệm của các đơn vị này?
* Nhìn chung, việc thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước tương đối nghiêm túc. Tuy nhiên, việc tổ chức kiểm điểm cán bộ có sai phạm tuy đã được triển khai nhưng một số đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc, còn chiếu lệ, chủ yếu ở mức độ phê bình, rút kinh nghiệm. Việc thực hiện chậm hoặc chưa thực hiện dứt điểm kết luận và quyết định xử lý thanh tra đã làm giảm hiệu quả của công tác thanh tra.
Điển hình như một số vụ việc: Sở Xây dựng chưa tổ chức phối hợp với Sở GTVT, Sở KH-ĐT đề xuất biện pháp xử lý vi phạm hành chính, cấm thi công có thời hạn các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn TPHCM đối với Công ty TNHH Sản xuất thương mại Liên Phú Đức, Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng Phú Đức.
Cục Thuế TP chậm thực hiện việc tính toán, thu đủ tiền sử dụng đất và các khoản thuế của dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở phường 4, quận 8. Sở TN-MT chậm thực hiện việc thu hồi khu đất 8.168m² tại phường Linh Trung quận Thủ Đức do Công ty TNHH Công Thành được Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê đất hàng năm…

Đối với các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân khác, phần lớn kết luận thanh tra chậm hoặc chưa được thực hiện. Một phần cũng do nguyên nhân khách quan phải chờ ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan là các đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện và khắc phục các thiếu sót đã xảy ra, nhất là các kết luận thanh tra liên quan đến các dự án kinh doanh bất động sản. Việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân có sai phạm chưa thực hiện nghiêm túc, hầu hết các trường hợp kiểm điểm đều ở hình thức phê bình.
Chính vì không thực hiện nghiêm nên có vụ việc để xảy ra sai phạm ngày một lớn hơn, điển hình như vụ Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải (Cofidec). Năm 2004, Thanh tra TP đã kiến nghị chấn chỉnh những sai phạm về quản lý kinh tế (hơn 7 tỷ đồng) nhưng đến 3 năm sau (năm 2007), thanh tra lại việc thực hiện kết luận thì phát hiện những sai phạm vẫn “y nguyên”, chưa hề được chấn chỉnh, thậm chí việc bổ nhiệm còn sai phạm nghiêm trọng hơn, lãnh đạo Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn cũng bị đề nghị kiểm điểm...
Điều đáng nói, qua buông lỏng chấn chỉnh, ban lãnh đạo cũ của Cofidec đã gây thiệt hại cho ngân sách hơn chục lần chỉ sau 3 năm. Nếu những sai phạm này được chấn chỉnh nghiêm túc ngay từ đầu thì đã không để xảy ra sai phạm lớn hơn như ngày nay.

* Cơ quan thanh tra và cơ quan chức năng đều thấy được những bất cập nhưng vì sao chưa có biện pháp chế tài, khắc phục?
* Luật Thanh tra năm 2010 đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15-11-2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2011 sẽ khắc phục phần lớn những bất cập tôi đã nêu. Bởi lẽ, Luật Thanh tra năm 2010 đã bổ sung thêm cho thanh tra các cấp, các ngành nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch UBND TP và Chánh Thanh tra cùng cấp (Điều 18, 21, 24, 27). Trưởng đoàn thanh tra và người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra (Điều 46, 48, 53, 55).
Tuy nhiên, theo tôi, Chính phủ cần sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Thanh tra 2010 và tiếp theo, Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ ngành liên quan kịp thời ban hành các thông tư về trình tự, thủ tục, nội dung các bước tiến hành để các trưởng đoàn thanh tra, thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có cơ sở pháp lý thực hiện có hiệu quả các quyền nêu trên.

* Xin cảm ơn ông! 
HỒNG HIỆP
SGGP

Tags: , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia