Ông Vũ Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) chia sẻ với phóng viên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam chiều 16/6.
Nhập khẩu với số lượng lớn sẽ rất khó
- Thưa ông, đến năm 2012, theo kế hoạch Việt Nam mới phải nhập than. Vậy ông lý giải ra sao về việc nhập gần 1 vạn tấn than vừa qua của công ty than Đông Bắc?
Ông Vũ Mạnh Hùng: Thực ra, năm 2011, than trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu, chưa phải nhập khẩu. Việc nhập gần 1 vạn tấn than đó là mang tính thử nghiệm thôi. Đơn vị của chúng tôi sẽ chế biến, sàng lọc lượng than nhập này để đáp ứng cho nhu cầu ở miền Trung và Nam.
So với than Việt Nam, loại than nhập này có chất lượng là trung bình khá đến khá về nhiệt năng, sẽ bán cho các hộ có nhu cầu phù hợp chứ không nhằm riêng cho hộ tiêu thụ nào. Hoạt động này sẽ tạo nên một kênh thương mại để thông qua đó, Tập đoàn phát triển mở rộng, tiến đến hoàn chỉnh cách thức nhập khẩu than sau này.
Cũng qua đó, chúng tôi có thực tế để đánh giá các vấn đề, như cơ sở hạ tầng của ta cho nhập than như thế nào là tốt, nhập tàu to hay tàu bé, sà lan hay loại phương tiện khác, rút kinh nghiệm chuẩn bị cho giai đoạn phải nhập than những năm tới.
- Vậy, xin ông cho biết, khả năng đáp ứng than của Tập đoàn cũng như khả năng phải nhập khẩu than hiện như thế nào?
Theo tính toán, khả năng sản xuất than của TKV đến năm 2015 là 55-60 triệu tấn, năm 2020 là 67-72 triệu tấn, năm 2025 là trên 77 triệu tấn. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng than trong nước của các hộ ngày càng tăng cao, theo tập hợp quy hoạch của các ngành có sử dụng than thì từ năm 2015 Việt Nam sẽ thiếu than rất lớn.
Cụ thể, từ năm 2015, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn sau đó tăng dần lên theo các năm tuỳ thuộc vào tiến độ sử dụng than, chủ yếu của các nhà máy điện chạy than. Đến năm 2020, chúng ta sẽ phải nhập tới hơn 66 triệu tấn than mới đủ cho nhu cầu trong nước.
Việc nhập khẩu than đã được Chính phủ xác định là nhu cầu tất yếu bắt buộc nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia. Đây là việc phức tạp nên Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo nhập than quốc gia cho TKV làm đầu mối.
Để làm được, cách đây một số năm, chúng tôi đã tổ chức khá việc như tìm các đối tác, tìm hiểu các cách thức nhập than.
- Làm thế nào để mình cạnh tranh được với các nước khác khi mà Việt Nam vào cuộc chậm trong việc nhập khẩu than?
Việt Nam đang là nước xuất khẩu than ròng (than antraxit) nên kinh nghiệm chắc chắn sẽ không có bằng các nước từ trước đến nay chuyên nhập khẩu than như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc... Than năng lượng nhập khẩu có thể trông chờ nhập từ Indonesia, Australia.
Nhưng trong bối cảnh thị trường thế giới tới thời điểm đó, than sẽ trở nên khan hiếm, thị phần nhập khẩu than năng lượng của Autralia, Indonesia chủ yếu đã do Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... nắm giữ, nên việc đàm phán mua than với số lượng lớn là rất khó khăn. Do đó, muốn có nguồn than lớn từ nước ngoài trong tương lai một cách ổn định thì cần phải mua mỏ (mua quyền khai thác mỏ) hoặc có cổ phần sở hữu mỏ than ở nước ngoài.
Đang xem xét cẩn thận việc xuất khẩu than
- Việc thiếu than đã được tính toán rõ ràng, ông lý giải như thế nào về nghịch lý Tập đoàn vẫn xuất khẩu than?
Đây là bài toán trong việc sản xuất kinh doanh thông thường của một doanh nghiệp để làm sao có hiệu quả nhất. Đối với ngành than, có một đặc thù là, khi khai thác một vỉa than, bao giờ cũng có loại than rất tốt và loại than rất xấu. Chúng tôi sẽ phải chọn lọc ra, chế biến để tính toán việc tiêu thụ cho hợp lý.
Hiện nay, với loại than rất tốt, tới 7.000 Kcalo/kg, chúng tôi xuất khẩu vì đây là loại than có giá rất cao. Khi bán, giá loại than tốt này có thể trên 300 USD/tấn. Trong khi đó, các hộ tiêu thụ như các nhà máy nhiệt điện, luyện kim ở Việt Nam lại chưa sử dụng đến loại than này. Chúng ta chỉ mới dùng loại than cam 5, nhiệt lượng từ 5.000-6.000 Kcalo/kg.
Một loại than thứ hai là loại than rất xấu, nhiệt lượng thấp mà các nhà máy trong nước cũng không dùng. Trước đây, tập đoàn bỏ đi, thậm chí đến thời điểm này, quy chuẩn của Nhà nước hiện hành vẫn xếp loại than này không tính vào sản lượng than thành phẩm đạt yêu cầu.
Tất nhiên, sau này, chúng tôi đã kiến nghị để điều chỉnh lại quy chuẩn đó cho hợp lý. Nhưng ở thời điểm nay, chính loại than xấu đó vẫn bán được, vẫn thu được tiền. Còn lại than có chất lượng ở khoảng giữa đó, chúng tôi vẫn để dành phục vụ nhu cầu trong nước.
- Có ý kiến rất lo ngại khi than của Việt Nam lại xuất nhiều sang Trung Quốc, ông nghĩ sao về việc này?
Trên thực tế, tập đoàn chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc loại than rất xấu, nhiệt lượng chỉ có 4.000 Kcalo/kg. Sở dĩ, họ nhập than rất xấu này vì họ có những nhà máy nhiệt điện sử dụng được loại than đó, trong khi ở ta, công nghệ nhiệt điện lại không dùng loại than này.
- Tuy nhiên, thưa ông, dư luận vẫn cho rằng, TKV vẫn xuất khâu đi chỉ nhằm mục đích bù lỗ, thu lợi nhuận?
Với tư cách là một doanh nghiệp, chúng tôi phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Như các bạn cũng đã biết, đến nay, ngành than đang phải bán than dưới giá thành cho ngành điện, chênh lệch tới 3.000 tỷ đồng.
Ít nhất, trong hoạt động của mình, chúng tôi phải có vốn thì mới đầu tư các mỏ than mới, khai thác sâu, có vốn để tái sản xuất, phát triển. Theo Luật Khoáng sản mới sẽ có hiệu lực từ 1/7, để làm một mỏ than, Luật yêu cầu doanh nghiệp phải có ít nhất 30% vốn chủ sở hữu, đó không phải là một việc đơn giản.
Chúng tôi đang rất cẩn thận xem xét kế hoạch xuất khẩu than. Năm 2010, chúng tôi đã xuất khẩu 20 triệu tấn, năm 2011, xuất khẩu chỉ còn trên 16 triệu tấn, phần than còn lại là phục vụ nhu cầu trong nước.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi vẫn nhất quán đường lối điều hành là hạn chế, giảm dần việc xuất khẩu than và sẽ hạn chế việc phải nhập khẩu bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Nhập khẩu với số lượng lớn sẽ rất khó
- Thưa ông, đến năm 2012, theo kế hoạch Việt Nam mới phải nhập than. Vậy ông lý giải ra sao về việc nhập gần 1 vạn tấn than vừa qua của công ty than Đông Bắc?
Ông Vũ Mạnh Hùng: Thực ra, năm 2011, than trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu, chưa phải nhập khẩu. Việc nhập gần 1 vạn tấn than đó là mang tính thử nghiệm thôi. Đơn vị của chúng tôi sẽ chế biến, sàng lọc lượng than nhập này để đáp ứng cho nhu cầu ở miền Trung và Nam.
So với than Việt Nam, loại than nhập này có chất lượng là trung bình khá đến khá về nhiệt năng, sẽ bán cho các hộ có nhu cầu phù hợp chứ không nhằm riêng cho hộ tiêu thụ nào. Hoạt động này sẽ tạo nên một kênh thương mại để thông qua đó, Tập đoàn phát triển mở rộng, tiến đến hoàn chỉnh cách thức nhập khẩu than sau này.
Cũng qua đó, chúng tôi có thực tế để đánh giá các vấn đề, như cơ sở hạ tầng của ta cho nhập than như thế nào là tốt, nhập tàu to hay tàu bé, sà lan hay loại phương tiện khác, rút kinh nghiệm chuẩn bị cho giai đoạn phải nhập than những năm tới.
Theo tính toán, khả năng sản xuất than của TKV đến năm 2015 là 55-60 triệu tấn, năm 2020 là 67-72 triệu tấn, năm 2025 là trên 77 triệu tấn. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng than trong nước của các hộ ngày càng tăng cao, theo tập hợp quy hoạch của các ngành có sử dụng than thì từ năm 2015 Việt Nam sẽ thiếu than rất lớn.
Cụ thể, từ năm 2015, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn sau đó tăng dần lên theo các năm tuỳ thuộc vào tiến độ sử dụng than, chủ yếu của các nhà máy điện chạy than. Đến năm 2020, chúng ta sẽ phải nhập tới hơn 66 triệu tấn than mới đủ cho nhu cầu trong nước.
Việc nhập khẩu than đã được Chính phủ xác định là nhu cầu tất yếu bắt buộc nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia. Đây là việc phức tạp nên Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo nhập than quốc gia cho TKV làm đầu mối.
- Làm thế nào để mình cạnh tranh được với các nước khác khi mà Việt Nam vào cuộc chậm trong việc nhập khẩu than?
Việt Nam đang là nước xuất khẩu than ròng (than antraxit) nên kinh nghiệm chắc chắn sẽ không có bằng các nước từ trước đến nay chuyên nhập khẩu than như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc... Than năng lượng nhập khẩu có thể trông chờ nhập từ Indonesia, Australia.
Nhưng trong bối cảnh thị trường thế giới tới thời điểm đó, than sẽ trở nên khan hiếm, thị phần nhập khẩu than năng lượng của Autralia, Indonesia chủ yếu đã do Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... nắm giữ, nên việc đàm phán mua than với số lượng lớn là rất khó khăn. Do đó, muốn có nguồn than lớn từ nước ngoài trong tương lai một cách ổn định thì cần phải mua mỏ (mua quyền khai thác mỏ) hoặc có cổ phần sở hữu mỏ than ở nước ngoài.
Đang xem xét cẩn thận việc xuất khẩu than
- Việc thiếu than đã được tính toán rõ ràng, ông lý giải như thế nào về nghịch lý Tập đoàn vẫn xuất khẩu than?
Đây là bài toán trong việc sản xuất kinh doanh thông thường của một doanh nghiệp để làm sao có hiệu quả nhất. Đối với ngành than, có một đặc thù là, khi khai thác một vỉa than, bao giờ cũng có loại than rất tốt và loại than rất xấu. Chúng tôi sẽ phải chọn lọc ra, chế biến để tính toán việc tiêu thụ cho hợp lý.
Hiện nay, với loại than rất tốt, tới 7.000 Kcalo/kg, chúng tôi xuất khẩu vì đây là loại than có giá rất cao. Khi bán, giá loại than tốt này có thể trên 300 USD/tấn. Trong khi đó, các hộ tiêu thụ như các nhà máy nhiệt điện, luyện kim ở Việt Nam lại chưa sử dụng đến loại than này. Chúng ta chỉ mới dùng loại than cam 5, nhiệt lượng từ 5.000-6.000 Kcalo/kg.
Tất nhiên, sau này, chúng tôi đã kiến nghị để điều chỉnh lại quy chuẩn đó cho hợp lý. Nhưng ở thời điểm nay, chính loại than xấu đó vẫn bán được, vẫn thu được tiền. Còn lại than có chất lượng ở khoảng giữa đó, chúng tôi vẫn để dành phục vụ nhu cầu trong nước.
- Có ý kiến rất lo ngại khi than của Việt Nam lại xuất nhiều sang Trung Quốc, ông nghĩ sao về việc này?
Trên thực tế, tập đoàn chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc loại than rất xấu, nhiệt lượng chỉ có 4.000 Kcalo/kg. Sở dĩ, họ nhập than rất xấu này vì họ có những nhà máy nhiệt điện sử dụng được loại than đó, trong khi ở ta, công nghệ nhiệt điện lại không dùng loại than này.
- Tuy nhiên, thưa ông, dư luận vẫn cho rằng, TKV vẫn xuất khâu đi chỉ nhằm mục đích bù lỗ, thu lợi nhuận?
Với tư cách là một doanh nghiệp, chúng tôi phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Như các bạn cũng đã biết, đến nay, ngành than đang phải bán than dưới giá thành cho ngành điện, chênh lệch tới 3.000 tỷ đồng.
Ít nhất, trong hoạt động của mình, chúng tôi phải có vốn thì mới đầu tư các mỏ than mới, khai thác sâu, có vốn để tái sản xuất, phát triển. Theo Luật Khoáng sản mới sẽ có hiệu lực từ 1/7, để làm một mỏ than, Luật yêu cầu doanh nghiệp phải có ít nhất 30% vốn chủ sở hữu, đó không phải là một việc đơn giản.
Chúng tôi đang rất cẩn thận xem xét kế hoạch xuất khẩu than. Năm 2010, chúng tôi đã xuất khẩu 20 triệu tấn, năm 2011, xuất khẩu chỉ còn trên 16 triệu tấn, phần than còn lại là phục vụ nhu cầu trong nước.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi vẫn nhất quán đường lối điều hành là hạn chế, giảm dần việc xuất khẩu than và sẽ hạn chế việc phải nhập khẩu bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Một số dự án đầu tư khai thác mỏ than đã và đang được TKV tập trung nỗ lực để triển khai như: Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm III với công suất mỏ: 2,5 triệu tấn/năm, khoảng cuối 2014- đầu 2015 sẽ ra than. Dự án khai thác hầm lò mỏ Núi Béo công suất: 02 triệu tấn/năm, hiện nay đang tích cực triển khai. Dự án Khai thác hầm lò mỏ Khe Chàm II+IV với công suất: 3,5 triệu tấn, đến năm 2017 sẽ ra sản phẩm. Ngoài ra các dự án khác như: Ngã Hai Quang Hanh, mỏ Khánh Hòa, và dự án khai thác bể than đồng bằng Sông Hồng. Dự báo thiếu than như sau: Năm 2015 thiếu 5,8 triệu tấn; năm 2016 thiếu 25 triệu tấn; năm 2017 thiếu 37 triệu tấn; năm 2018 thiếu 52 triệu tấn; năm 2019 thiếu 61 triệu tấn và năm 2020 thiếu 66 triệu tấn. |
Theo VEF
0 nhận xét