Việt Nam chuẩn bị đối phó với chiến tranh mạng

Trước tình hình hệ thống máy tính của nhiều chính phủ, tổ chức bị tin tặc tấn công, Đất Việt có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc bộ phận an ninh mạng của Trung tâm phần mềm và giải pháp an ninh mạng Bkis về vấn đề này.
 
TIN LIÊN QUAN:

>>Đại diện BKAV: Việt Nam đang xem nhẹ chiến tranh mạng

>>Đang có chiến tranh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc?
-Gần đây, mạng máy tính của nhiều chính phủ, quốc hội, tập đoàn, định chế tài chính lớn như Thượng viện Mỹ, IMF, Google bị tin tặc tấn công. Ông có nhận xét gì về xu hướng này?


Ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc bộ phận an ninh mạng của Trung tâm phần mềm và giải pháp an ninh mạng Bkis (Ảnh: T. Quỳnh)
- Ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc bộ phận an ninh mạng của Trung tâm phần mềm và giải pháp an ninh mạng Bkis : Chiến tranh mạng đã manh nha từ vài năm trước, với nhiều vụ tấn công qua lại giữa các nhóm hacker ở các quốc gia khác nhau. Sau khi website của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc bị tấn công từ chối dịch vụ vào tháng 7/2009, hàng loạt quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ đã thành lập ngay bộ phận về chiến tranh mạng để chuẩn bị cho nguy cơ có thể xảy ra các tình huống, bảo vệ hệ tầng quan trọng quốc gia, và nghiên cứu phương thức phòng thủ tấn công. Đặc biệt, Mỹ vừa tuyên bố sẽ coi các vụ tấn công mạng nhằm vào hạ tầng của Mỹ là hành động chiến tranh và sẽ đáp trả bằng quân sự. Giờ đây, mối liên hệ giữa chiến tranh ảo và chiến tranh thực đã rất gần nhau. Cả hai loại chiến tranh đều dẫn tới tổn thất tài sản quốc gia.

-Về mặt kỹ thuật có thể xác định nguồn gốc của tin tặc không?

-Chắc chắn có thể truy ra, giống như việc điều tra các vụ án ngoài đời. Dù không thể truy ra 100% nhưng dấu vết để lại tương đối nhiều. Tuy nhiên, lợi thế của internet là bọn tin tặc có thể mượn địa chỉ của máy chủ khác, đi vòng qua nhiều hệ thống trung gian. Ví dụ, hacker ngồi ở một nơi có thể mượn địa chỉ IP của các máy tính ở những nơi khác như Đức, Anh, Mỹ để tấn công vào một vào máy chủ ở quốc gia khác rồi mới tấn công vào mục tiêu khi hacker tấn công có mục đích, xâm nhập vào hệ thống quan trọng. Việc điều tra những vụ tấn công này phức tạp hơn, nhưng nếu các nước hợp tác tốt với nhau thì việc điều tra ngược trở lại là có thể thực hiện được.

-Các nước như Mỹ, Anh và khối NATO đang thiết lập những cơ quan chuyên trách, tổ chức để ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại do các vụ tấn công, gián điệp mạng. Theo ông thì những chuẩn bị này sẽ mang lại hiệu quả ở mức độ nào?

Đảm bảo an ninh cho các hệ thống lớn, kể cả máy tính của từng cá nhân cần được chú trọng để tránh bị tin tặc tấn công. Trong ảnh: Một người dùng máy tính để giao dịch trên thị trường chứng tại TP.HCM (Ảnh: C.X.Vinh).

-Từ năm 2009, sau những vụ tấn công vào Mỹ và Hàn Quốc, các nước đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu, phát triển và xây dựng biện pháp kỹ thuật để bảo vệ hạ tầng quốc gia. Việc đầu tư như thế dù có hiệu quả hay không thì chưa kiểm nghiệm được, nhưng qua đó cho thấy mức độ quan tâm của các quốc gia ngày càng lớn. 

Việt Nam cũng cần chuẩn bị đối phó với chiến tranh ảo bằng cách đầu tư bài bản các hệ thống phòng chống, đặc biệt là các cơ quan chính phủ. Ngoài ra, việc nghiên cứu những công nghệ phục vụ an ninh mạng là cần thiết, chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra chiến tranh mạng. Nhiều tổ chức, như các cơ quan nghiên cứu, cơ chức năng như an ninh, quân đội đang chủ động chuẩn bị. Tuy nhiên, sự chuẩn bị của họ chưa thống nhất, phối hợp, mạnh ai nấy lo nên bị trùng lắp nội dung, vừa gây lãng phí vừa không tạo ra thế mạnh.

Không một hệ thống nào có thể an toàn 100%, nhưng nếu được theo dõi, giám sát nâng cấp thường xuyên thì có thể giảm thiểu được nguy cơ, phản ứng nhanh trước mọi sự cố.

- Ông có lời khuyên gì đối với người sử dụng cá nhân và doanh nghiệp?

-Tỷ lệ máy tính cá nhân ở Việt Nam bị lợi dụng để phát tán thư rác rất nhiều, phần lớn là do người dùng chưa có ý thức bảo vệ máy tính của mình. Người dùng cần đề phòng thông tin nhận được qua email, chat; tránh cung cấp mật khẩu cho người khác; chú ý không điền mật khẩu vào các trang giả mạo có giao diện giống trang web thật; dùng phần mềm diệt virus có bản quyền và thường xuyên cập nhật những mẫu nhận diện virus mới nhất nhằm bảo vệ máy tính.

Ngoài ra, DN còn phải phòng chống virus thâm nhập. Các DN Việt Nam đang có tâm lý sính ngoại, dùng phần mềm của nước ngoài. Tuy nhiên, họ phải chấp nhận tình huống là khả năng hỗ trợ của nhà sản xuất khi xảy ra sự cố rất thấp.

- Xin cảm ơn ông!
Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị “Về việc tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số” số 897/CT-TTg ngày 10.6.2011. Nội dung Chỉ thị nêu rõ: Thời gian gần đây, tình hình mất an toàn thông tin số (ATTTS) ở nước ta diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Nhiều hệ thống CNTT của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, đặc biệt là các cổng, trang thông tin điện tử có nhiều điểm yếu về an toàn thông tin. Để tăng cường khả năng phòng, chống các nguy cơ tấn công, xâm nhập hệ thống CNTT, Thủ tướng chỉ thị Bộ Thông tin-Truyền thông nhanh chóng triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin trên mạng internet Việt Nam nhằm sớm phát hiện các nguy cơ, dấu hiệu và nguồn gốc tấn công mạng; các Hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến ATTTS tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng về ATTTS; điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng ATTTS trong các tổ chức, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

Trúc Quỳnh
Theo Đất Việt 

Tags: , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia