Bây giờ, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng chứ không đơn thuần là màn “võ mồm” như hồi đầu giải nữa: đội trẻ Tây Ban Nha tỏ ra xuất sắc trong khi đội trẻ Anh phải sớm về nước ở giải U-21 châu Âu đang diễn ra ở Đan Mạch. Và bây giờ, người ta không cần tranh cãi để xem đâu là nền bóng đá số 1 thế giới hiện thời. Đấy hẳn nhiên là Tây Ban Nha - đương kim vô địch cả Euro lẫn World Cup.
Những gì các cầu thủ trẻ Tây Ban Nha thể hiện trên sân cỏ Đan Mạch cũng rất giống với những gì đội tuyển Tây Ban Nha đã làm ở Euro và World Cup. Tính đến trước vòng bán kết U-21 châu Âu, các cầu thủ nước này có tỷ lệ giữ bóng bình quân 64% - cao nhất giải. Họ chuyền bóng nhiều hơn bất cứ đối thủ nào khác, khoảng 100 lần mỗi trận. Họ lừa bóng thành công 78% trong khi đội bóng số 2 về mặt này chỉ đạt tỷ lệ 49%. Andrian Lopez ghi bàn nhiều nhất giải. Juan Mata có số đường chuyền thành bàn cao nhất giải…
Những gì các cầu thủ trẻ Tây Ban Nha thể hiện trên sân cỏ Đan Mạch cũng rất giống với những gì đội tuyển Tây Ban Nha đã làm ở Euro và World Cup. Tính đến trước vòng bán kết U-21 châu Âu, các cầu thủ nước này có tỷ lệ giữ bóng bình quân 64% - cao nhất giải. Họ chuyền bóng nhiều hơn bất cứ đối thủ nào khác, khoảng 100 lần mỗi trận. Họ lừa bóng thành công 78% trong khi đội bóng số 2 về mặt này chỉ đạt tỷ lệ 49%. Andrian Lopez ghi bàn nhiều nhất giải. Juan Mata có số đường chuyền thành bàn cao nhất giải…
Tiền đạo Bojan Krkic (trái) trong màu áo U21 Tây Ban Nha tại vòng chung kết Giải Vô địch U21 châu Âu 2011. |
Tóm lại, bóng đá Tây Ban Nha đang thống trị thế giới ở mọi độ tuổi. Chỉ trong 5 năm gần đây, Tây Ban Nha đã 3 lần góp mặt ở trận chung kết U-19 châu Âu, 3 lần lọt vào chung kết U-17 thế giới, vô địch 2 lần ở cả 2 giải trẻ ấy. Hơn nửa danh sách 23 cầu thủ Tây Ban Nha đang dự giải U-21 châu Âu là những cầu thủ đã vô địch ở các giải trẻ trước đó. Và giới quan sát nhận định: đấy chính là nền tảng để tuyển Tây Ban Nha tiếp tục thành công sau này.
Trớ trêu ở chỗ, giải VĐQG Tây Ban Nha rất đơn điệu, với Real Madrid và Barcelona coi như không có đối thủ trong mọi lĩnh vực (từ chuyên môn đến tài chính). Hai CLB khổng lồ này chiếm đến phân nửa trong tổng số 860 triệu USD tiền bản quyền truyền hình hàng năm. Phân nửa còn lại được chia đều cho 18 CLB khác.
Trớ trêu ở chỗ, giải VĐQG Tây Ban Nha rất đơn điệu, với Real Madrid và Barcelona coi như không có đối thủ trong mọi lĩnh vực (từ chuyên môn đến tài chính). Hai CLB khổng lồ này chiếm đến phân nửa trong tổng số 860 triệu USD tiền bản quyền truyền hình hàng năm. Phân nửa còn lại được chia đều cho 18 CLB khác.
Ở Anh, đội giàu nhất cùng lắm kiếm được tiền bản quyền truyền hình chỉ gấp 3 lần so với đội nghèo nhất. Thực trạng này dẫn đến việc các đội bóng nhỏ ở Tây Ban Nha không đủ sức thu hút ngôi sao nước ngoài, do không thể trả lương cao. Thế là cầu thủ Tây Ban Nha xuất hiện tràn ngập ở giải VĐQG, tạo nguồn tuyển chọn dồi dào cho đội tuyển quốc gia cũng như các đội trẻ.
Hiện có khoảng 77% số cầu thủ thi đấu ở giải VĐQG đủ tư cách lọt vào đội tuyển Tây Ban Nha. Ở Anh, tỷ lệ này chỉ là 40%. Có lúc, 20 CLB ở Premier League chỉ có 6 thủ môn chính thức là người Anh. Đấy là khác biệt lớn và đó cũng là bài học đáng tham khảo từ những nền bóng đá phát triển mạnh.
Hiện có khoảng 77% số cầu thủ thi đấu ở giải VĐQG đủ tư cách lọt vào đội tuyển Tây Ban Nha. Ở Anh, tỷ lệ này chỉ là 40%. Có lúc, 20 CLB ở Premier League chỉ có 6 thủ môn chính thức là người Anh. Đấy là khác biệt lớn và đó cũng là bài học đáng tham khảo từ những nền bóng đá phát triển mạnh.
CÁT PHƯƠNG
Theo SGGP
0 nhận xét