Trong trường hợp phải hỗ trợ giá điện cho Điện lực Hiệp Phước (theo Bộ Công thương, khoản chênh lệch giá bán điện hiện hành và giá bán điện bình quân dự kiến của Điện lực Hiệp Phước được bù đắp từ 3 nguồn: khách hàng sử dụng điện, nhà đầu tư và nguồn ngân sách địa phương theo tỷ lệ mỗi nguồn tính bằng 1/3 khoản bù đắp), Chính phủ xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương về khoản khách hàng sử dụng điện và ngân sách địa phương chiếm 2/3 khoản chênh lệch giá bán điện hiện hành và giá bán điện bình quân dự kiến của Điện lực Hiệp Phước do Bộ Công thương phê duyệt so với giá bán điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phần còn lại 1/3 do Điện lực Hiệp Phước đảm nhận, nhằm bảo đảm giá bán điện thống nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người dân trên địa bàn TP.
Cơ sở để UBND TPHCM đề nghị các phương án trên là do hiện nay TPHCM đang tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đồng thời, từ năm 2011 đến 2015, tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách TP và ngân sách Trung ương trên tổng số thu phải phân chia theo Luật Ngân sách bị giảm từ 26% xuống còn 23%.
Do đó, việc Bộ Công thương đề nghị ngân sách TP hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá bán điện dự kiến được phê duyệt và giá bán điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 269-QĐTTg ngày 23-2-2011 là không khả thi và không thể cân đối.
Mặt khác, để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất, người dân sống tại khu vực nêu trên cũng như khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào KCX Tân Thuận và KCN Hiệp Phước thì không thể tồn tại 2 mức giá bán điện khác nhau trên cùng một địa bàn.
L.PHONG//SGGP
0 nhận xét