Vai trò mới của lực lượng đặc biệt SOF

Nhận thức của Mỹ về các lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF), thuộc biên chế các lực lượng cơ bản trong chiến tranh, đang có sự thay đổi.
Từ đầu năm 1980, trong bối cảnh thế giới vẫn đối đầu trong chiến tranh lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ có ý định thành lập lực lượng tác chiến đặc biệt trên cơ sở các lực lượng đặc nhiệm được sử dụng sau chiến tranh thế giới 2 nhằm nhanh chóng can thiệp vào một số vùng khủng hoảng đang xảy ra trên thế giới.
Ngày 16/4/1987, Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ được thành lập trên cơ sở sắc lệnh Goldwater Nichols năm 1986 về tổ chức lại Bộ Quốc phòng Mỹ. Lực lượng này lúc đầu được gọi là "Lực lượng tác chiến trong chiến tranh không thông thường" sau đó đổi tên thành "Lực lượng tác chiến đặc biệt" (Special Operations forces - SOF).

Đến nay, SOF của quân đội Mỹ đã thành lập được hơn 20 năm. Tuy đều thống nhất, SOF là một bộ phận quan trọng của sức mạnh quốc gia nhưng các nhà lý luận và giới tướng lĩnh Mỹ vẫn tranh luận một cách gay gắt về quan điểm " SOF là gì?"

Lực lượng  này có nhiệm vụ can dự sớm và phản ứng nhanh đối với những điểm nóng và các cuộc khủng hoảng trong thời bình và trong điều kiện chưa có chiến tranh và ở bất cứ khu vực nào trên thế giới nên SOF  là lực lượng tác chiến có vai trò chiến lược và có tính toàn cầu cao. Trọng tâm các nhiệm vụ của SOF là công việc mà các lực lượng tác chiến thông thường khác không làm được hoặc không hiêụ quả, do vậy lực lượng này còn được gọi là lực lượng tác chiến không thông thường.

SOF được tổ chức thống nhất trong Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt hợp chủng quốc và được tổ chức theo hệ thống dọc trong các quân chủng và trong 1 số Bộ tư lệnh chiến trường - khu vực với cơ cấu đa quân binh chủng, đa ngành.

Ngoài ra, SOF thể hiện tính đặc biệt của mình trong tổ chức, biên chế trang bị, tuyển chọn con người và phương pháp hành động trong các hoạt động quân sự trực tiếp, gián tiếp cũng như các hoạt động phi quân sự.

Sau sự kiện ngày 11/9/2001, các đơn vị SOF được đưa lên hàng đầu trong các hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh, ở những khu vực bất ổn trên thế giới như: Iraq, Afghanistan, Pakistan, Sudan, Congo, Ruwanda, Somali, Sri Lanka….

Đặc biệt, kinh nghiệm hoạt động quân sự của Mỹ và đồng minh ở Afghanistan và Iraq là cân nhắc đến việc hiện đại hóa và chuyển đổi các lực lượng SOF.

Trong chiến tranh thông thường, hoạt động của SOF đã thay đổi từ lực lượng “Vệ tinh” trong việc thực hiện các nhiệm vụ thông thường đến lực lượng quan trọng của chiến tranh khi thực hiện các mục tiêu an ninh quốc gia.
Sau vụ 11/9/2001  Mỹ đã thấy được vai trò quan trọng của các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF, do đó Mỹ đang tập trung xây dựng lực lượng tác chiến đặc biệt này.
Tuy nhiên, do sự căng thẳng của các điểm nóng trên thế giới, có thể lực lượng SOF của Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò ngang bằng với các lực lượng thông thường khác trong hiệp đồng tác chiến. Do đó cần phải tăng cường huấn luyện và phối hợp lực lượng.

Trong tương lai có thể xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh nào, và căn cứ vào những gì diễn ra ở Afghanistan và Iraq, tính chất các nhiệm vụ quân sự quan trọng có thể thay đổi rất nhanh từ thông thường sang không thông thường.

Điều này đòi hỏi SOF phải thích ứng nhanh hơn nữa với vai tròn thực hiện các hoạt động tác chiến thông thường. Ngoài ra, đòi hỏi chỉ huy và lực lượng ở các đơn vị thông thường phải có khả năng hoạt động hiệu quả nhất trong các hoạt động của SOF.

Do đó, các hoạt động phối hợp huấn luyện giữa lực lượng đặc biệt và lực lượng thông thường cần được tiến hành nhiều hơn trong các lực lượng quân sự Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Một số chuyên gia phân tích về SOF của Mỹ cho rằng: “Kinh nghiệm cở Afghanistan và Iraq cho thấy cần thiết phải có các công nghệ và thiết bị cải tiến nhằm tăng khả  năng hoạt động tương tác của các nhóm SOF của Mỹ và đồng minh. Tuy vậy, các công nghệ cũ vẫn có thể phát huy được hiệu quả”. 

Ví dụ, yêu cầu kỹ thuật đối với tác chiến ở những vùng hẻo lánh là kết hợp tập kích đường không với hoạt động của các đơn vị lục quân và không quân thông thường, trong đó bao gồm tìm kiếm, phát hiện, nhận dạng và phân tích điểm mạnh cũng như điểm yếu của mục tiêu nhằm quyết định loại vũ khí nào có thể được sử dụng  để vô hiệu hóa mục tiêu nếu không thể diệt được mục tiêu.
Các sĩ quan và binh sỹ  trong SOF của Mỹ và đồng minh phải thành thạo kỹ năng này và cũng phải tổ chức huấn luyện tốt cho các chỉ huy cũng như lực lượng địa phương.

Một yếu tố hết sức quan trọng là các lực lượng có thể hoàn thành được nhiệm vụ khi sử dụng cả công nghệ cũ lẫn công nghệ mới, kinh nghiệm của các đơn vị hoạt động ở Afghanistan và Iraq đã chứng minh điều đó. Các lực lượng của Mỹ và đồng minh trong bối cảnh tác chiến.
Các lực lượng tác chiến đặc biệt SOF của Mỹ cũng được trang bị hiện đại hơn.
Hiện đại và các nhóm SOF của Mỹ trên bộ có thể được thu hẹp nhờ công nghệ mới, thì rất có thể các công nghệ mới lại không thể hoạt động ở nhiều khu vực địa hình hiểm trở, điều đó có nghĩa là SOF phải dựa vào công nghệ cũ và các giải pháp thay thế như bản đồ, chỉ dẫn địa hình và thậm chí dùng sự phản chiếu của gương để đánh dấu mục tiêu.

Trong một số trường hợp, các công nghệ cũ và khái niệm cơ bản để ứng biến cho dù công nghệ hiện có vẫn là một phần trong chương trình huấn luyện của SOF.

Để thống nhất chỉ huy SOF, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States Special Operations Command gọi tắt là USSOCOM).
Logo Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States Special Operations Command, gọi tắt là USSOCOM).
Tổng hành dinh của USSOCOM đặt tại Mac Dill AGB, Tampa, bang Florida.Trong hệ thống chỉ huy thống nhất điều hành quốc gia của Mỹ, USSOCOM là một trong 9 Bộ Tư lệnh tác chiến trực thuộc Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng và chịu sự chỉ đạo của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.

USSOCOM  bao gồm, Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt liên hợp JSOC, các đơn vị chiến đấu thường trực liên hợp và đơn vị cơ cấu C4I, chịu trách nhiệm chủ yếu về các hoạt động chung và hoạt động chống khủng bố. 

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt Lục quân Hợp chủng quốc USASOC, bao gồm các lực lượng đặc biệt, biệt kích, không quân Lục quân, tâm lý chiến và hoạt động dân sự, đảm nhiệm các hoạt động đặc biệt của Lục quân gồm cả hoạt động nhân đạo và hỗ trợ các nước Thế giới thứ 3.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt hải quân NAVSPEWARCOM bao gồm Bộ chỉ huy đặc nhiệm các vùng hải quân CNSWC, các đơn vị tàu xuồng chiến đấu và kiểm soát vùng biển SPECBOATRON, các nhóm tiến hành các hoạt động biệt kích-thám báo NSWG, trong đó nhóm phía Tây ( gồm SPECBOATRON1- NSWG1) hoạt động ở vùng biển Thái bình dương và nhóm phía Đông (gồm SPECBOATRON2-NSWG2)- hoạt động ở vùng biển Đại tây dương.

Trong các nhóm được tổ chức thành các đội liên hợp đặc biệt SEAL, có khả năng hành động trong môi trường biển, trên bộ hoặc trên không.

Bộ Chỉ huy tác chiến đặc biệt không quân AFSOC, bao gồm các đơn vị không quân chiến đấu và bảo đảm, có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lực lượng đặc biệt khác thực hiện nhiệm vụ chuyên chở, yểm trợ chiến đấu, hỗ trợ kỹ thuật và các nhiệm vu đặc biệt khác.   

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghiệp vụ đặc biệt SORDAC, có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức và sắp xếp các phương tiện  cần thiết cho các hoạt động nghiệp vụ đặc biệt cho SOF. Ngoài ra, trong thành phần của USSOCOM còn có 5 Bộ chỉ huy các lực lượng bảo đảm tác chiến : thông tin, quân cảnh, yểm trợ, tiềm lực và hậu cần.
Nam Hoàng (theo Ussocom, Globalsecurity)// ĐVO

Tags: , , , ,
Tin thoi su, blog thoi su

Blog Thời Sự

Blog Thời Sự cập nhật và tổng hợp các tin tức thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng từ các trang tin điện tử Việt Nam và quốc tế uy tín. BTS mong muốn làm cầu nối chuyển tải đến bạn đọc những bài bình luận sâu sắc và đa chiều về các sự kiện chính trị, quân sự, kinh tế xã hội đang được đông đảo bạn đọc quan tâm.

0 nhận xét

Nhận xét, bình luận về bài viết

Bạn đọc có thể để lại bình luận, nhận định về bài viết, hình ảnh, clip được đăng trên Blog Thời Sự ngay phía dưới bài viết.

Quy Định Về Nhận Xét Trên Blog Thời Sự:
1. Chọn kiểu tư cách bạn đọc:
Bạn có thể sử dụng tài khoản Google(Gmail), Wordpress, LiveJournal, TypePad...để bình luận. Nếu không có các tài khoản trên, bạn đọc nên sử dụng kiểu Tên/ Url với phần Url có thể bỏ trống.
* Không dùng tên hoặc nickname tương tự như Admin, Mod, BQT,... để bình luận.
2. Nội dung bình luận:
* Blog Thời Sự khuyên bạn đọc nên sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận để tránh gây hiểu nhầm.
* Không bàn về các vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa người Việt và pháp luật Việt Nam.
* BQT có thể xóa bất cứ comment nào nếu thấy comment đó không phù hợp mà không cần phải thông báo

3. Theo dõi nhận xét của bạn:
Nếu muốn theo dõi xem có ai trả lời hay phản bác nhận xét của bạn trên Blog Thời Sự hay không, bạn có thể click vào "Đăng ký qua email" để đăng ký. Khi có nhận xét mới ở dưới bình luận của bạn về bài viết này, Blog Thời Sự sẽ gửi thư thông báo đến bạn.
4. Bạn đọc muốn tài trợ cho Blog Thời Sự hoặc góp ý (phản hồi) về các vấn đề không liên quan đến nội dung bài viết vui lòng liên hệ với BQT Blog Thời Sự tại đây.
Chúc bạn đọc vui vẻ.
Trân trọng!
BQT Blog Thời Sự

blog thoi su, tin thoisu, tin nhanh thoi su, thoi su quoc te, thoi su 24 gio, the gioi 24 gio, chien tranh bien dong, tranh chap bien dong, chien tranh trung dong, tin tuc trong ngay,

tin trong ngay moi nhat, tin quoc te, tin vietnam, bbc vietnamese, reuters vietnamese, afp vietnamese, thoisu.com, tin moi cap nhat, binh luan da chieu, thoi su 24h, tin multimedia