Đụng phải một cuộc chiến tranh khác thường ở Libya, NATO sử dụng mạng xã hội Twitter để tấn công quân đội của Đại tá Gaddafi.
Hiện nay, các lực lượng NATO đang đánh bom các vị trí và xe tăng thiết giáp của quân đội Libya từ các máy bay có người lái và không người lái. Nhưng việc không kích ngày càng khó khăn do trên mặt đất NATO không có các lực lượng hiệu chỉnh không kích hay lực lượng lục quân. Điều đó khiến mạng sống của dân thường và quân nổi dậy mà NATO ủng hộ bị đe dọa.
Tuy nhiên, không quân NATO đã tìm ra cách thu nhận các thông tin chính xác về sự di chuyển và bố trí quân đội của Gaddafi - đó là từ chính những bản tin được đăng tải trên mạng Twitter.
Trung tá không quân Anh Mike Braken thừa nhận, Twitter là nguồn thông tin quý giá về sự di chuyển của quân đội chính phủ Libya. Những tin tức này được quân nổi dậy và những người ủng họ đăng tải, sau đó trở thành căn cứ để quan sát một khu vực đã định.
Trong trường hợp phát hiện đối phương, NATO liền ra tay không kích. Mike Braken nhấn mạnh, tự thân thông điệp trên Twitter không phải là thông tin chỉ thị mục tiêu cho bom hay tên lửa, nhưng nó là nguồn dữ liệu giá trị cho trinh sát chiến thuật.
Quân nổi dậy Libya thường gửi lên Twitter thông tin về những hành động mới nhất của Gaddafi với tốc độ chóng mặt, và những thông điệp này chứa đựng những đường dẫn đến các đoạn video quay bằng điện thoại di động, sơ đồ đường sá, tọa độ các trận địa...
Việc kiểm tra các tin tức này bằng máy bay không người lái và máy bay trinh sát thường không mất nhiều thời gian và bằng cách đó quân nổi dậy có được một phương tiện liên lạc đơn giản và hiệu quả với các đơn vị quân đội công nghệ cao của NATO.
Trong công việc này, người ta không sử dụng các thiết bị đầu cuối quân sự đắt tiền mà là các máy điện thoại di động bình thường, rẻ tiền và mạng internet.
Dĩ nhiên, một hệ thống thông tin liên lạc như vậy còn lâu mới được coi là làm việc ở thời gian thực, tuy nhiên nó đã hỗ trợ rất nhiều cho quân nổi dậy trong các trận đánh gần các thành phố Bengazi và Tripoli.
Hiện chưa có thông tin về cách thức đối phó với các điệp viên của chính phủ hoạt động trên mạng Twitter, nhưng tên tuổi đã được xác minh của các “nhân viên hiệu chỉnh không kích” bằng Twitter thuộc phe nổi dậy, có các quan hệ “bạn bè” trên mạng, có thể là sự bảo vệ nào đó chống thông tin giả.
Về lý thuyết, điều đó cho phép lập danh sách những nguồn thông tin khá tin cậy về tình hình chiến thuật, dù kinh nghiệm về một cuộc chiến tranh Twitter thật sự rõ ràng là còn ở phía trước.
Về phần mình, quân đội Mỹ đang theo dõi sát sao khám phá bất ngờ và rất thành công này trong lĩnh vực khoa học quân sự.
Cần lưu ý là Bộ Ngoại giao Mỹ dự định đến cuối năm 2011 chi gần 70 triệu USD để chế tạo các hệ thống liên lạc “thay thế” để trang bị cho các phong trào nổi dậy ở nước ngoài.
Trong khuôn khổ sáng kiến này, người ta đang phát triển các mạng giao tiếp khác nhau: internet di động không dây có thể triển khai nhờ một thiết bị cỡ chiếc vali; các mạng Bluetooth cải tiến dùng để truyền video và file giữa các phần tử nổi dậy; mạng liên lạc điện thoại di động thay thế có thể tổ chức bằng các tháp vô tuyến trên lãnh thổ các nước lân bang….
Như vậy, có thể khẳng định rằng, giới quân sự đã đánh giá cao tiềm năng của các công nghệ mạng không chỉ trong phạm vi quân đội mà cả khi phối hợp với các lực lượng nổi dậy khác nhau vốn có thể giải quyết tự mình xung đột và với tổn thất tối thiểu cho những người tham gia “bên ngoài”.
Nam Xương (theo RND)// ĐVO
Tuy nhiên, không quân NATO đã tìm ra cách thu nhận các thông tin chính xác về sự di chuyển và bố trí quân đội của Gaddafi - đó là từ chính những bản tin được đăng tải trên mạng Twitter.
Trung tá không quân Anh Mike Braken thừa nhận, Twitter là nguồn thông tin quý giá về sự di chuyển của quân đội chính phủ Libya. Những tin tức này được quân nổi dậy và những người ủng họ đăng tải, sau đó trở thành căn cứ để quan sát một khu vực đã định.
Trong trường hợp phát hiện đối phương, NATO liền ra tay không kích. Mike Braken nhấn mạnh, tự thân thông điệp trên Twitter không phải là thông tin chỉ thị mục tiêu cho bom hay tên lửa, nhưng nó là nguồn dữ liệu giá trị cho trinh sát chiến thuật.
Quân nổi dậy Libya thường gửi lên Twitter thông tin về những hành động mới nhất của Gaddafi với tốc độ chóng mặt, và những thông điệp này chứa đựng những đường dẫn đến các đoạn video quay bằng điện thoại di động, sơ đồ đường sá, tọa độ các trận địa...
Việc kiểm tra các tin tức này bằng máy bay không người lái và máy bay trinh sát thường không mất nhiều thời gian và bằng cách đó quân nổi dậy có được một phương tiện liên lạc đơn giản và hiệu quả với các đơn vị quân đội công nghệ cao của NATO.
Trong công việc này, người ta không sử dụng các thiết bị đầu cuối quân sự đắt tiền mà là các máy điện thoại di động bình thường, rẻ tiền và mạng internet.
Dĩ nhiên, một hệ thống thông tin liên lạc như vậy còn lâu mới được coi là làm việc ở thời gian thực, tuy nhiên nó đã hỗ trợ rất nhiều cho quân nổi dậy trong các trận đánh gần các thành phố Bengazi và Tripoli.
Hiện chưa có thông tin về cách thức đối phó với các điệp viên của chính phủ hoạt động trên mạng Twitter, nhưng tên tuổi đã được xác minh của các “nhân viên hiệu chỉnh không kích” bằng Twitter thuộc phe nổi dậy, có các quan hệ “bạn bè” trên mạng, có thể là sự bảo vệ nào đó chống thông tin giả.
Về lý thuyết, điều đó cho phép lập danh sách những nguồn thông tin khá tin cậy về tình hình chiến thuật, dù kinh nghiệm về một cuộc chiến tranh Twitter thật sự rõ ràng là còn ở phía trước.
Về phần mình, quân đội Mỹ đang theo dõi sát sao khám phá bất ngờ và rất thành công này trong lĩnh vực khoa học quân sự.
Cần lưu ý là Bộ Ngoại giao Mỹ dự định đến cuối năm 2011 chi gần 70 triệu USD để chế tạo các hệ thống liên lạc “thay thế” để trang bị cho các phong trào nổi dậy ở nước ngoài.
Trong khuôn khổ sáng kiến này, người ta đang phát triển các mạng giao tiếp khác nhau: internet di động không dây có thể triển khai nhờ một thiết bị cỡ chiếc vali; các mạng Bluetooth cải tiến dùng để truyền video và file giữa các phần tử nổi dậy; mạng liên lạc điện thoại di động thay thế có thể tổ chức bằng các tháp vô tuyến trên lãnh thổ các nước lân bang….
Như vậy, có thể khẳng định rằng, giới quân sự đã đánh giá cao tiềm năng của các công nghệ mạng không chỉ trong phạm vi quân đội mà cả khi phối hợp với các lực lượng nổi dậy khác nhau vốn có thể giải quyết tự mình xung đột và với tổn thất tối thiểu cho những người tham gia “bên ngoài”.
0 nhận xét