Ratko Mladic sinh ngày 12/3/1942 tại xã Bozinovci, lớn lên tốt nghiệp Viện Hàn lâm quân sự Beograde và hoạt động chính trị từ năm 1965.
Ông Ratko Mladic bước vào con đường binh nghiệp khi Liên bang Nam Tư còn 6 nước thành viên. Ông thăng tiến nhanh chóng và lên quân hàm cấp tướng trước khi đất nước bị xóa tên vào năm 1991.
Vào đầu cuộc xung đột ở Balkan, ông là chỉ huy quân đội Nam Tư đóng ở Knin, thuộc Croatia. Năm 1992, tướng Mladic được Karadzic chỉ định làm tư lệnh Lục quân Bosnia gốc Serbia cho đến ngày Hiệp định Dayton mang lại hòa bình cho toàn Bosnia vào ngày 14/12/1995.
Vào đầu cuộc xung đột ở Balkan, ông là chỉ huy quân đội Nam Tư đóng ở Knin, thuộc Croatia. Năm 1992, tướng Mladic được Karadzic chỉ định làm tư lệnh Lục quân Bosnia gốc Serbia cho đến ngày Hiệp định Dayton mang lại hòa bình cho toàn Bosnia vào ngày 14/12/1995.
Cùng với cựu tổng thống Karadzic, ông Mladic cùng bị Tòa án Quốc tế truy nã về tội diệt chủng trong vụ thảm sát tại Srebrenica, cũng như nhiều cáo giác về tội ác chống lại nhân loại.
Bản cáo trạng của ông còn ghi thêm các vụ bắt quân nhân Liên Hợp Quốc làm con tin, những vụ tra tấn thường dân và các hành vi phá hoại tài sản của những người mà ông coi là phe thù địch. Chính phủ Mỹ đã treo giải thưởng 5 triệu USD cho ai cung cấp thông tin để bắt được Mladic tại bất cứ lãnh thổ nước nào.
Ngày 26/5/2011, ông Ratko Mladic người được cho là “kẻ chạy trốn tội ác chiến tranh” bị bắt tại một ngôi làng ở miền bắc Serbia. Ông bị buộc tội gây ra vụ thảm sát tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ cuối Thế chiến 2.
Bản cáo trạng của ông còn ghi thêm các vụ bắt quân nhân Liên Hợp Quốc làm con tin, những vụ tra tấn thường dân và các hành vi phá hoại tài sản của những người mà ông coi là phe thù địch. Chính phủ Mỹ đã treo giải thưởng 5 triệu USD cho ai cung cấp thông tin để bắt được Mladic tại bất cứ lãnh thổ nước nào.
Ngày 26/5/2011, ông Ratko Mladic người được cho là “kẻ chạy trốn tội ác chiến tranh” bị bắt tại một ngôi làng ở miền bắc Serbia. Ông bị buộc tội gây ra vụ thảm sát tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ cuối Thế chiến 2.
Vài giờ đồng hồ sau khi bắt giữ ông Ratko Mladic, Tổng thống nước Serbia ông Boris Tadic xuất hiện trong một cuộc họp báo trực tiếp truyền hình với lời tuyên bố rằng “Nhân danh nước Cộng hòa Serbia, tôi chính thức thông báo việc bắt giữ Ratko Mladic vào hôm nay. Thủ tục dẫn độ đang được tiến hành". Đây là thành quả của sự hợp tác trọn vẹn giữa chính phủ Serbia với Tòa án Hình sự Quốc tế của Liên Hợp Quốc tại Hague, Hà Lan.
Với nhiều người Serbia, ông Ratko Mladic là người hùng, khi được tin ông bị bắt, nhiều người đổ ra đường giơ cao ảnh của ông trước tòa nhà Quốc hội ở Belgrade Serbia. Theo thống kê, có 7.000 người ủng hộ đã xuống đường để nghe bài phát biểu và phản đối vụ bắt giữ của ông Ratko Mladic.
Dưới đây là một số hình ảnh liên quan đến vụ thảm sát tại Srebrenica và ông Mladic:
Với nhiều người Serbia, ông Ratko Mladic là người hùng, khi được tin ông bị bắt, nhiều người đổ ra đường giơ cao ảnh của ông trước tòa nhà Quốc hội ở Belgrade Serbia. Theo thống kê, có 7.000 người ủng hộ đã xuống đường để nghe bài phát biểu và phản đối vụ bắt giữ của ông Ratko Mladic.
Dưới đây là một số hình ảnh liên quan đến vụ thảm sát tại Srebrenica và ông Mladic:
Bức ảnh chụp ngày 13/7/1995, một người phụ nữ và mẹ cô, người tị nạn từ Srebrenica, khóc tại một căn cứ của Liên Hợp Quốc ở phía bắc của Sarajevo, vì họ không biết điều gì sẽ xảy ra với những thành viên còn lại của gia đình họ. |
Binh lính Hà Lan thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc bảo vệ những người Hồi giáo tị nạn từ Srebrenica. |
Chỉ huy quân đội tướng Ratko Mladic được chào đón bởi một sĩ quan Pháp. |
Hình ảnh của những người Hồi giáo Bosnia, nạn nhân của vụ thảm sát Srebrenica năm 1995, được dán trên tường trong một căn phòng, nơi những người sống sót tập trung tại thị trấn tiếng Tuzla của Bosnia. |
Xe chuẩn bị sẵn sàng chở ông Ratko Mladic tới tòa án đặc biệt xử các tội ác chiến tranh. |
Một người phụ nữ đang giữ một bức chân dung của ông Ratko Mladic trong một cuộc biểu ở Banja Luka vào ngày 31/5/2011. |
Có tới 2000 người, chủ yếu là phụ nữ Hồi giáo Bosnia ngày 28/5/2011 tập trung ở thị trấn Visegrad của Bosnia để tưởng nhớ hàng ngàn người Hồi giáo Bosnia bị giết bởi quân đội của tướng Ratko Mladic. |
Một nhóm người Hồi giáo Bosnia, những người tị nạn từ Srebrenica chạy về phía đông của Potocari trong một bức ảnh đăng ngày 13/7/1995. |
Chỉ huy quân đội, tướng Ratko Mladic (trái) tiếp chỉ huy lực lượng của Liên Hợp Quốc Tom Karremans. |
Tên của nạn nhân bị giết trong ghi trên một bức tường ở trung tâm tưởng niệm Potocari gần Srebrenica, Bosnia. |
Ngày15/2/1994, Ratko Mladic nói chuyện với một người lính Serbia ở doanh trại Lukavica. |
Hình ảnh một chiếc xe tăng bị bỏ lại ở một ngã tư ở huyện Kovacici tại Sarajevo vào tháng 2/1996. |
Trong ảnh trên, đống đổ nát của một xe điện nằm trên một đường phố sau pháo kích ở huyện Skenderija tại Sarajevo tháng 3/1992. Và hình ảnh xe điện trên tuyến phố đó ngày 30/5/2011. |
Lãnh đạo người Serbia Radovan Karadzic (trái), cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter (giữa), và chỉ huy quân đội Ratko Mladic Serbia ký một tờ khai đề nghị một cuộc ngưng bắn 19/12/1994. |
Tổng chỉ huy quân đội Ratko Mladic đưa lon đồ uống cho những người tị nạn từ Srebrenica. |
Chỉ huy quân đội Ratko Mladic quan sát vị trí chiến trường ở phía đông Bosnia. |
Một chuyên gia của Ủy ban Quốc tế Thiếu người làm việc với các mẫu ADN để xác định các nạn nhân từ các cuộc chiến tranh tại Sarajevo, Bosnia. |
Tướng Ratko Mladic chào như ông trên cương vị lãnh đạo quân đội trước đây khi ông xuất hiện lần đầu tiên tại Tòa án Hình sự Quốc tế vào 3/2011. |
0 nhận xét