(Chứng khoán 24h)- Không nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía các cổ phiếu trụ cột trên sàn, thị trường chứng khoán tuần qua đã tiếp tục diễn ra trong bối cảnh buồn tẻ. Các chỉ số đã đi tái diễn xu thế đi ngang và giảm nhẹ, thanh khoản theo đó rơi đáng kể so tuần giao dịch trước. Theo nhận định của các chuyên gia, xu thế này vẫn có khả năng tiếp tục trong tuần sau.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán tuần qua tiếp tục giao dịch với nhiều xáo trộn, trước những lo lắng về tình hình khu vực ngân hàng của Italy cũng như khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, đang làm các nhà đầu tư rối bời.
Trong nước, tuần qua giới đầu tư đã đón nhận thêm nhiều thông tin khả quả về nền kinh tế vĩ mô như: Tổng cục Thống kê đã chính thức thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước trong tháng 6 chỉ tăng 1,09%, đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay; theo báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư, dự trữ ngoại hối đang dần được cải thiện, ngân hàng Nhà đã mua bổ sung gần 3 tỷ USD dự trữ ngoại hối…
Tuy nhiên, điều này đã không thế thúc đẩy thị trường có những đột phá mạnh mẽ. Giới đầu tư vẫn tỏ ra e dè và thận trọng trong từng đợt giao dịch, dòng tiền tiếp tục lừng khừng đứng ngoài sàn chờ xu hướng rõ rằng thị trường.
Cụ thể, trên sàn TP.HCM, tiếp nối những phiên đi xuống của tuần trước, thị trường tuần này vẫn diễn ra trong xu hướng giảm nhẹ và đi ngang trong biên độ hẹp 430 - 460 điểm, trước động thái thờ ơ của giới đầu tư. Giao dịch liên tục tái diễn trạng thái lình xình, nhiều hầu hết cổ phiếu trụ cột đứng trong vùng giảm giá, thanh khoản theo đó đã giảm khoảng 50% so với tuần giao dịch trước đó.
Tuần qua chỉ số Vn-Index đã có tới 4 phiên giảm điểm và một phiên giảm điểm. Tính chung chỉ số này đã 5,53 điểm. Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng đã có đến 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số này vẫn giảm nhẹ 0,85 điểm. Thanh khoản trên sàn giảm đến hơn 50% so với cuối tuần giao dịch trước.
Quan sát thị trường có thể thấy, với diễn biến thiếu tích cực trong tuần qua, quá trình điều chỉnh giảm sau đợt tăng nóng của cả hai chỉ số dường như vẫn tiếp tục hiện hữu. Thời điểm hiện tại sự thận trong cũng đang diễn ra trong suốt 3 tuần qua, trước thời điểm công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của quý 3/2011 và đặt biệt là kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.
Theo nhận định của công ty cổ phần chứng khoán FPT – FPTS, trong bối cảnh những thông tin vĩ mô về lạm phát, lãi suất, các quy định quản lý mới … chưa ổn định thì tâm lý thận trọng của nhà đầu tư là điều hoàn toàn hợp lý ở thời điểm hiện tại. Nhìn chung, cả bên mua lẫn bên bán đều đang trong trạng thái chờ đợi, trong khi sức mua suy giảm đáng kể do một bộ phận lớn nhà đầu tư quyết định đứng ngoài quan sát thị trường.
Trong bối cảnh thông tin đa chiều và phân hóa mạnh thì sự thận trọng sẽ còn tiếp tục và tạo ra trạng thái lình xình và đi ngang đối với sự vận động của Vn-Index. Với diễn biến ổn định của chỉ số chứng khoán sẽ là môi trường ưu thích của dòng tiền đầu cơ ngắn hạn hay các nhóm lướt sóng tham gia thị trường.
Cùng quan điểm, theo nhận định của công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM - HSC, hiện tại, thị trường đang lình xình và giảm và có khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng này trong đầu tuần sau.
Tuy nhiên, thời điểm 30/6 đang đến gần và có lẽ một số nhà đầu tư sẽ quyết định mua vào khi giá giảm cho dù những bất ổn trên thế giới từ cả Hy Lạp và Mỹ cũng phần nào ảnh hưởng đến thị trường.
Kiến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục mua vào, tuy nhiên cho đến khi thị trường cho thấy tín hiệu bứt phá rõ ràng đến từ thanh khoản tăng mạnh, cùng với HNX-Index tăng vượt 77,5 điểm, nhà đầu tư không nên mua đuổi giá.
Trên thế giới, thị trường chứng khoán tuần qua tiếp tục giao dịch với nhiều xáo trộn, trước những lo lắng về tình hình khu vực ngân hàng của Italy cũng như khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, đang làm các nhà đầu tư rối bời.
Trong nước, tuần qua giới đầu tư đã đón nhận thêm nhiều thông tin khả quả về nền kinh tế vĩ mô như: Tổng cục Thống kê đã chính thức thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước trong tháng 6 chỉ tăng 1,09%, đây là mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay; theo báo cáo của Bộ kế hoạch đầu tư, dự trữ ngoại hối đang dần được cải thiện, ngân hàng Nhà đã mua bổ sung gần 3 tỷ USD dự trữ ngoại hối…
Tuy nhiên, điều này đã không thế thúc đẩy thị trường có những đột phá mạnh mẽ. Giới đầu tư vẫn tỏ ra e dè và thận trọng trong từng đợt giao dịch, dòng tiền tiếp tục lừng khừng đứng ngoài sàn chờ xu hướng rõ rằng thị trường.
Cụ thể, trên sàn TP.HCM, tiếp nối những phiên đi xuống của tuần trước, thị trường tuần này vẫn diễn ra trong xu hướng giảm nhẹ và đi ngang trong biên độ hẹp 430 - 460 điểm, trước động thái thờ ơ của giới đầu tư. Giao dịch liên tục tái diễn trạng thái lình xình, nhiều hầu hết cổ phiếu trụ cột đứng trong vùng giảm giá, thanh khoản theo đó đã giảm khoảng 50% so với tuần giao dịch trước đó.
Tuần qua chỉ số Vn-Index đã có tới 4 phiên giảm điểm và một phiên giảm điểm. Tính chung chỉ số này đã 5,53 điểm. Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng đã có đến 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số này vẫn giảm nhẹ 0,85 điểm. Thanh khoản trên sàn giảm đến hơn 50% so với cuối tuần giao dịch trước.
Quan sát thị trường có thể thấy, với diễn biến thiếu tích cực trong tuần qua, quá trình điều chỉnh giảm sau đợt tăng nóng của cả hai chỉ số dường như vẫn tiếp tục hiện hữu. Thời điểm hiện tại sự thận trong cũng đang diễn ra trong suốt 3 tuần qua, trước thời điểm công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của quý 3/2011 và đặt biệt là kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết.
Theo nhận định của công ty cổ phần chứng khoán FPT – FPTS, trong bối cảnh những thông tin vĩ mô về lạm phát, lãi suất, các quy định quản lý mới … chưa ổn định thì tâm lý thận trọng của nhà đầu tư là điều hoàn toàn hợp lý ở thời điểm hiện tại. Nhìn chung, cả bên mua lẫn bên bán đều đang trong trạng thái chờ đợi, trong khi sức mua suy giảm đáng kể do một bộ phận lớn nhà đầu tư quyết định đứng ngoài quan sát thị trường.
Trong bối cảnh thông tin đa chiều và phân hóa mạnh thì sự thận trọng sẽ còn tiếp tục và tạo ra trạng thái lình xình và đi ngang đối với sự vận động của Vn-Index. Với diễn biến ổn định của chỉ số chứng khoán sẽ là môi trường ưu thích của dòng tiền đầu cơ ngắn hạn hay các nhóm lướt sóng tham gia thị trường.
Cùng quan điểm, theo nhận định của công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM - HSC, hiện tại, thị trường đang lình xình và giảm và có khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng này trong đầu tuần sau.
Tuy nhiên, thời điểm 30/6 đang đến gần và có lẽ một số nhà đầu tư sẽ quyết định mua vào khi giá giảm cho dù những bất ổn trên thế giới từ cả Hy Lạp và Mỹ cũng phần nào ảnh hưởng đến thị trường.
Kiến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục mua vào, tuy nhiên cho đến khi thị trường cho thấy tín hiệu bứt phá rõ ràng đến từ thanh khoản tăng mạnh, cùng với HNX-Index tăng vượt 77,5 điểm, nhà đầu tư không nên mua đuổi giá.
Yến Nhi
Theo VnMedia
0 nhận xét