Để chuẩn bị thực hiện Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7 tới, vừa qua Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu luật này trong toàn lực lượng Công an Nhân dân.
Luật Thi hành án hình sự được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII với nhiều nội dung mới và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Một trong những điểm mới của Luật Thi hành án hình sự là việc thay đổi hình thức thi hành án tử hình. Theo Luật mới, thay vì xử bắn như hiện nay, người chấp hành án tử hình sẽ bị tiêm thuốc độc. Đây là hình thức thi hành án tử hình có nhiều ưu điểm hơn trong việc khắc phục những bất cập hiện nay trong thi hành án tử hình.
Theo bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thì việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc hiện đang được nhiều nước áp dụng, ít gây đau đớn hơn cho người bị thi hành án, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án.
Theo bà Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thì việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc hiện đang được nhiều nước áp dụng, ít gây đau đớn hơn cho người bị thi hành án, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án.
Một điểm mới khác của Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực này từ ngày 1/7 tới là thân nhân của người phải chấp hành án có thể được nhận tử thi, hài cốt và phải qua một quy trình nhất định. Với quan điểm nhân văn "nghĩa tử là nghĩa tận”, khoản 1 Điều 60 Luật Thi hành án hình sự quy định cho thân nhân nhận lại thi hài, hài cốt hoặc tro cốt của người bị thi hành án tử hình (trừ những trường hợp gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia).
Bên cạnh đó, Luật còn quy định rất rõ chế độ khen thưởng đối với phạm nhân theo một hoặc nhiều hình thức: Biểu dương, thưởng tiền hoặc hiện vật, tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.
0 nhận xét